| Hotline: 0983.970.780

Người Trung Quốc ở Viễn Đông

Thứ Bảy 29/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Trên vũ đài địa chính trị thế giới, rõ ràng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là những người bạn tốt, liên kết với nhau bởi cùng chia sẻ lợi ích chung. Nhưng ở vùng Viễn Đông của Nga, tâm lý nghi ngờ đối với ông bạn láng giềng khổng lồ rõ nét hơn ở thủ đô Moscow rất nhiều.

Dân Nga ở đây cảm thấy khó chịu trước làn sóng du khách Trung Quốc, thường ứng xử thiếu lịch sự và có xu hướng chỉ thích mua bán, sử dụng dịch vụ do người Trung Quốc cung cấp thay vì các doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh của người Nga ở địa phương.

Kèm theo đó là nỗi lo sợ về quyền lực kinh tế đang lớn hơn bao giờ hết ở vùng đất xa xôi rộng lớn của nước Nga này, cũng như sự đông đúc của người Trung Quốc đối lập với cảnh hoang vắng ít người ở trong khi đa dạng về tài nguyên khoáng sản ở Siberia.
 

Cuộc chiến nước đóng chai Baikal

Ở Siberia, hoạt động của một dự án nước đóng chai có vốn Trung Quốc đã khiến dân địa phương phản đối mạnh mẽ. Nhà máy của dự án được đặt ở làng Kultuk, bờ nam hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Đây cũng là hồ lớn nhất thế giới xét về mặt trữ lượng nước. Là di sản thế giới của UNESCO, hồ Baikal chứa 1/5 trữ lượng nước ngọt toàn cầu.

08-10-34_1
Đảo thiêng Olkhon trên hồ Baikal.

Việc xây dựng nhà máy trị giá 22,7 triệu USD bắt đầu từ tháng Giêng. Một hợp đồng cung cấp 180 triệu lít nước/năm cho thị trường Trung Quốc đã được ký với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhưng tháng trước, một thỉnh nguyện thư đã đề nghị hủy bỏ dự án đã nhận được 1 triệu chữ ký. Thỉnh nguyện thư nói nước hồ Baikal “sẽ được chuyển về Trung Quốc” trong khi nhà máy chắn lối xuống hồ của dân địa phương. Kết quả là một tòa án Nga đã phán quyết công việc xây nhà máy phải đình lại cho đến khi cơ quan chức năng xem xét xong các nội dung khiếu nại.

Nhà hoạt động môi trường ở Siberia Alexander Kolotov đồng ý rằng có một số vấn đề với vị trí đặt nhà máy, nhưng nói rõ ràng trong việc phản đối này, “yếu tố bài Trung Quốc là rõ ràng”. Nó phản ánh “nỗi e ngại và định kiến của người Nga hiện đại rằng “Trung Quốc sẽ nuốt trọn tài sản quốc gia của chúng ta”, ông Kolotov nói với Asia Times.

“Đối với người Siberia, có hay thứ gây cáu giận giống như tấm vải đỏ đối với con bò”, Svetlana Pavlova, tổng biên tập báo điện tử irk.ru ở Irkutsk, Siberia, nói. “Một là chuyện người Trung Quốc chiếm giữ mọi thứ và chỉ để lại rác ở khắp nơi” và hai là sự hiện diện của họ (người Trung Quốc) ở hồ (Baikal). Ở đây, chúng tôi có một công ty xây dựng một nhà máy mà 99% cổ phần do người Trung Quốc nắm giữ”.

08-10-34_2
Hồ Baikal gần với biên giới Nga-Trung.

Thêm vào đó, hiện tượng các khách sạn trái pháp luật của người Trung Quốc cứ mọc lên, trong khi người Nga địa phương không thể có được giấy phép xây dựng trên bờ hồ được bảo vệ. Trong khi ấy, dân địa phương không được hưởng lợi gì nhiều từ số du khách Trung Quốc, đến đây theo tour của các công ty Trung Quốc. Người ta còn e ngại cả chuyện hồ có nguy cơ bị ô nhiễm.

Nhưng đối với giới chức địa phương, sự “ngập lụt” du khách Trung Quốc là một cơ hội phát triển kinh tế ở vùng đất xa xôi này.
 

Dao hai lưỡi

Hơn 1,6 triệu du khách, hầu hết là người Nga, đến du lịch ở vùng này trong năm 2018, theo Cơ quan du lịch Irkutsk. Trong số này có 186.200 du khách Trung Quốc, nhóm du khách nước ngoài đông nhất. Số lượng du khách Trung Quốc tăng 37% trong năm ngoái, và dự kiến còn tăng thêm. Từ Bắc Kinh bay qua Irkutsk chỉ mất 2 giờ, trong khi từ Irkutsk bay tới Moscow mất 6 giờ.

Nhiều du khách Trung Quốc và những cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật lang thang ở Irkutsk và Olkhon, đảo biểu tượng của hồ Baikal, có vẻ bị cuốn tới đây từ giai điệu du dương của bài hát "Bên bờ hồ Baikal", một sáng tác của ngôi sao ca nhạc Lý Kiện ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, tỉnh giáp với Nga. Bài hát về tình yêu, sự chia lìa và tái hợp.

08-10-34_3
Khách du lịch Trung Quốc đến thăm hồ Baikal vào mùa đóng băng.

Đây là một thay đổi. Bởi ở Irkutsk, trong nhiều năm, sự hiện diện của người Trung Quốc chỉ là những người hàng rong nghèo, bán đồ rẻ tiền trong một khu mang tên “chợ Thượng Hải”. Nhưng thực tế đó không còn nữa. Dòng người Trung Quốc thời gian gần đây đổ qua Irkutsk đã biến đổi hoàn toàn phố Karl Marx - một thời hoang phế trở thành con phố buôn bán sầm uất với các cửa hàng đồ hiệu và nhà hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc.

Tuy nhiên, giá đất tăng từng ngày, buộc giới buôn bán người Nga phải “bật bãi” khỏi các chợ, trong khi đường phố, hồ nước tràn ngập rác thải do người Trung Quốc bỏ lại. Người dân địa phương càng thêm nóng mắt khi khách du lịch Trung Quốc trèo lên đỉnh của đảo Olkhon trên hồ Baikal, đối với dân địa phương là chốn linh thiêng, đã vậy còn xả rác ngay tại đây.

Nhưng có nhiều thứ còn khiến dân Nga bực tức và lo lắng hơn nữa.

Dân địa phương khó chịu khi người Trung Quốc gọi hồ Baikal lafd “Biển Bắc”, theo một cái tên cổ xưa người Trung Quốc đặt cho hồ Baikal, và trở nên giận dữ khi một nhóm du khách Trung Quốc xuất hiện ở hồ Baikal với áo phông in dòng chữ Trung Quốc “Hồ này là của chúng tôi”.

Một số người Nga địa phương tin rằng người Trung Quốc đang có âm mưu chiếm lại hồ Baikal và vùng đất rộng lớn ít người ở xung quanh nó, đã được nhượng lại cho Nga trong một hiệp ước năm 1858 mà lâu nay người Trung Quốc cho là không công bằng.

“Người Trung Quốc từ lâu đã coi hồ Baikal là một phần văn hóa và lịch sử của họ”, Alexei Glushakov, một cây bút của tuần báo Kitayskiye Novosti thường xuyên thăm viếng vùng hồ Baikal. “Và đối với một số người, đó là một phần lãnh thổ của họ".

08-10-34_4
Khách Trung Quốc thăm những ngôi làng ven hồ Baikal.

Aleksandr Liventhal, thống đốc khu tự trị Do Thái (thành lập năm 1928) nói 80% đất đai trong vùng, giáp với tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc nay “do người Trung Quốc kiểm soát”.

Hơn nữa, theo ông Liventhal, chủ thuê, sử dụng đất người Trung Quốc đã dùng 85% đất họ nắm giữ trồng đậu tương, một loại cây trồng “tàn phá đất”.

Trong khi đó, so sánh về dân số sẽ cho ra một kết quả ấn tượng. Nước Nga phần ở châu Á nằm ở phía đông dãy núi Ural, chiếm 80% lãnh thổ nhưng chỉ chiếm 25% dân số Nga và chỉ tương đương hai thành phố lớn ở Trung Quốc.

(Kiến thức gia đình số 26)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm