| Hotline: 0983.970.780

Người xưa giữ biển: Uy trấn Tam Tòa

Thứ Ba 03/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Bình Định là vùng đất nhiều vương triều đặt kinh đô. Để giữ yên bờ cõi, người xưa đặc biệt quan tâm đến việc giữ yên các cửa biển. 

Do đó, tại Bình Định hiện nay vẫn còn dấu tích nhiều thành cổ, tường lũy bên bờ biển. Những công trình này đã quyết định sự hưng vong của nhiều vương triều.

Dù đã hoang tàn, nhưng trên núi Tam Tòa nằm trên địa bàn phường Hải Cảng (TP. Quy Nhơn) hiện vẫn còn lưu giữ nhiều di tích bí ẩn, ít người biết đến. Trong đó có đền thờ Uy Minh Vương gắn với nhiều câu chuyện linh thiêng, huyền bí và tường lũy cổ được xây dựng bằng đá để phòng thủ bờ biển…

Ngàn xưa lưu dấu

Tại làng chài Hải Minh nằm dưới chân núi Tam Tòa thuộc địa bàn phường Hải Cảng (TP. Quy Nhơn) giờ vẫn còn dấu tích một đền thờ cổ, nơi được cho là chốn thờ phụng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Khung cảnh giờ đã hoang tàn, nhưng trong cấu trúc của đền thờ Uy Minh Vương vẫn còn rõ nét một cổng tam quan. Phía sau cổng tam quan này còn dấu vết bức tường đá ong, gạch được xây bằng vôi. Trước cổng có một bệ thờ hình con cóc rất huyền bí.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đến nay bệ thờ hình con cóc này vẫn còn là một bí ẩn, chưa được các cơ quan chức năng nghiên cứu, giải mã.

Theo các bậc lão niên ở làng chài Hải Minh, người dân địa phương không ai biết điện thờ trên núi Tam Tòa được xây dựng từ khi nào, nhưng cư dân bao đời nay gọi đó là Dinh Bà, và tổ chức thờ cúng nghiêm cẩn.

“Từ xưa đến giờ, khu vực Dinh Bà được người dân địa phương xem là vùng đất thiêng. Sự linh thiêng của Dinh Bà khiến ít ai dám lui tới, nhất là vào đêm tối. Càng ít người dám mạo phạm đến vùng đất thiêng này. Vậy mà cùng thời với tui có một người cả gan dám hỗn xược trước Dinh Bà, người đó bị trừng phạt nhãn tiền ngay.

Theo lời kể, người ấy đã phóng uế lên “ông cóc”, sau đó về nhà liền bị mắc bệnh hiểm nghèo, không thuốc thang nào chữa khỏi. Gia đình hỏi ra mới biết người nhà của mình đã có hành vi mạo phạm tại Dinh Bà nên sắm lễ vật lên dinh khẩn thiết cầu xin. Sau đó bệnh mới rời con người to gan kia và ông ta giữ được mạng sống”, cụ Nguyễn Đông (84 tuổi), người làng Hải Minh, kể.

16-55-05_3
Bệ “con cóc” trước di tích núi Tam Tòa

Lần theo sách xưa, “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên đã có nói về chốn thiêng nằm dưới núi Tam Tòa của làng chài Hải Minh. Sách viết rằng, tháng 11/1041, vua Lý Thái Tông ban chiếu cho Uy Minh Hầu là Lý Nhật Quang, người con thứ 8 của Lý Thái Tổ làm Tri châu Nghệ An.

Tháng 8/1044, sau khi đánh thắng Chiêm Thành trở về Nghệ An, vua Lý Thái Tông phong Lý Nhật Quang làm Uy Minh Vương. Khi Uy Minh Vương mất, dân có lập đền thờ ở xã Bạch Đường, huyện Nam Đàn, Nghệ An để hương khói.

Còn theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, Uy Minh Vương từng có công giúp vua Chiêm Thành dẹp nội loạn, khi ông quay lại Đại Việt, người Chiêm tưởng công đức nên lập đền thờ ở núi Tam Tòa. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, đóng quân ở cửa biển Thị Nại, những lần cầu đảo đền thờ Uy Minh Vương đều được linh ứng. Do đó, sau khi hạ được thành Đồ Bàn, vua phong cho Uy Minh vương làm Thần núi Tam Tòa.

“Di tích núi Tam Tòa được Bộ VH-TT công nhận Di tích lịch sử vào năm 1988. Trong đó, đền thờ Uy Minh Vương đã mất đi dấu tích kiến trúc. Những gì chúng ta đang nhìn thấy là do nhiều thế hệ người Việt sau này trùng tu, sửa chữa, chưa chắc đã đúng với nguyên bản. Vì thế, việc phục dựng lại đền thờ này là không dễ dàng, cần phải có nhiều nghiên cứu kỹ hơn”, TS. Đinh Bá Hòa, GĐ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định, cho biết.

Theo người dân làng chài Hải Minh, trên đỉnh núi Tam Tòa còn có ngôi mộ cổ xây dựng bằng đá rất lớn. Tương truyền, có nhiều câu chuyện hoang đường về ngôi mộ này. Con cháu của người nằm trong ngôi mộ hiện vẫn đang sinh sống ở Quy Nhơn và thường xuyên đến cúng tế, trong số đó có nhiều người thành đạt.

Trấn thủ bờ biển

Bức tường lũy hiện vẫn còn lưu dấu trên núi Tam Tòa được cho là được xây dựng để khống chế, giám sát toàn bộ tàu thuyền ra vào cửa biển Thị Nại.

Theo TS. Đinh Bá Hòa, trong chính sử triều Nguyễn có ghi: Vào năm 1840, vua Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Hổ Cơ, cũng có sách viết là Hổ Ky ở cửa biển Thị Nại. Liên hệ thực tế với sách sử, nhiều ý kiến cho rằng tường lũy trên núi Tam Tòa có mặt từ thời gian này trở về trước.

Công trình bao gồm pháo đài Hổ Cơ xây hình tròn, tường bằng đá, có đặt nhiều súng thần công. Bên cạnh pháo đài là cột cờ, kho thuốc súng và một doanh trại đóng quân của binh lính. Bên kia đầm Thị Nại, đối diện với pháo đài Hổ Cơ, triều Nguyễn cũng đã cho xây dựng một đồn nhỏ tại Bãi Nhạn, dấu tích đồn binh này ngày nay nằm gần khu vực cảng Quy Nhơn.

16-55-05_1
Tượng Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa

“Trong sách sách “Đại Nam nhất thống chí” cũng đã ghi rằng, vào năm 1800, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân đánh chiếm lại thành Hoàng Đế đã bị quân Nguyễn chiếm đóng từ năm 1799. Tướng Võ Văn Dũng dùng thuyền lớn và hơn trăm chiến thuyền chắn ngang cửa biển. Đồng thời lập đồn, đặt súng thần công ở Bãi Nhạn và núi Tam Tòa để thư hùng những trận thủy chiến với quân nhà Nguyễn”, TS Đinh Bá Hòa nói.

Những dấu tích còn lại cho thấy, tường lũy trên đỉnh núi Tam Tòa được dựng nên bằng những viên đá xếp chồng lên nhau. Điểm xuất phát của tường lũy bắt đầu từ tượng đài Trần Hưng Đạo nằm trên địa bàn khu vực Hải Minh thuộc phường Hải Cảng, dài khoảng 10 km.

Trải qua bể dâu, hiện tường lũy đá này bị hư hỏng nhiều đoạn. Nhiều đoạn khác bị cỏ cây khuất lấp. Những đoạn lộ thiên còn nguyên vẹn có chiều cao từ 0,6-1,2 m, rộng gần 1m.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tường lũy bằng đá nói trên có thể được xây dựng từ các triều đại trước nhà Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn còn tại vị, cửa biển Thị Nại không chỉ là thương cảng, mà còn được xem là một quân cảng với vị trí chiến lược quan trọng. Do đó, nhà Tây Sơn đã cho xây dựng hệ thống đồn lũy, pháo đài án ngữ cửa biển, đặt nhiều súng đại bác để ngăn không cho chiến thuyền giặc tấn công vào kinh thành Hoàng Đế bằng đường biển.

Vào năm 1972, Hội Thánh Trần tại Bình Định đã cho xây dựng tượng đài Trần Hưng Đạo tại điểm xuất phát bức tường lũy cổ, và đã được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng Di tích lịch sử vào năm 2007.

Bức tượng Trần Hưng Đạo trong tư thế hiên ngang trên thuyền rồng, chỉ huy cuộc thủy chiến Bạch Đằng Giang. Chân trái đứng trụ, chân phải gác lên mạn thuyền, tay trái chạm kiếm, tay phải Trần Hưng Đạo uy nghi chỉ thẳng về phía trước.

Dưới bệ bức tượng khắc 4 bức phù điêu. Phù điêu phía đông có nội dung nói lên tấm lòng người anh hùng không tham chức, bỏ qua hiềm khích trong dòng tộc để tạo mối đoàn kết toàn dân tộc tạo sức mạnh chống giặc thù. Bức phía tây minh họa câu chuyện khi quân Mông Nguyên chiếm Thăng Long, đuổi theo vua Trần ở Thiên Trường (Nam Định), vua Trần Thánh Tông hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng hay đánh, ông trả lời “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”.

Phù điêu phía nam là hình ảnh các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng, đồng lòng quyết đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Phù điêu phía bắc mô tả một trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo chỉ huy quân binh Đại Việt đánh trả quân Nguyên Mông.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngàn người về đại ngàn Cúc Phương tránh nắng nóng dịp nghỉ lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay, hơn 2.000 lượt khách đã đến Vườn Quốc gia Cúc Phương tận hưởng không khí dịu mát, dễ chịu của đại ngàn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm