* Phần lớn các loài thực vật có thân trụ, đặc nhưng cũng có một số thực vật rỗng thân. Vì sao như thế? Thân rỗng có chức năng gì?
Đỗ Thái Bình, dtb_32@yahoo.com
Cùng một lượng vật liệu, nếu đúc thành chiếc cột chống to và rỗng thì chịu lực khỏe hơn nhiều so với chiếc cột đặc nhưng nhỏ. Các loài cây họ hòa thảo như ngô, lúa nước, lau sậy, tre, nứa… đã áp dụng đúng bí quyết xây dựng này, trở thành nhóm thực vật tiến hóa rất cao. Nếu cắt ngang thân cây, quan sát mặt cắt, có thể thấy cấu tạo chung của thân cây như sau:
Ngoài cùng là một lớp biểu bì, đôi khi phủ lông hoặc gai nhọn. Mặt trong biểu bì là tầng vỏ, chứa mô vách mỏng và mô chống đỡ vững chắc. Cả tầng vỏ và biểu bì đều mỏng. Bên trong hai tầng này là trung trụ. Đây là nơi quan trọng nhất trong thân cây, chứa các bó mạch, vận chuyển nước và thức ăn. Trong cùng của phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn.
Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tuỷ cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn đặc, nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có nó cây mới đứng thẳng không đổ. Nếu thân cây được tăng cường mô chống đỡ và bó mạch gỗ, giảm bớt, thậm chí tiêu biến đi bộ phận tủy cây mềm nhũn, cây sẽ có kết cấu hình ống, như vậy lực chống đỡ sẽ lớn, lại tiết kiệm được nguyên liệu.
* Tại sao chọn chim câu làm biểu tượng hòa bình?
Hoàng Minh Thái, 143 Lê Đình L, TP Đà Nẵng
Chuyện con chim bồ câu và nhánh lá cây báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh đã theo Kinh Thánh mà được phổ biến ra toàn thế giới. Thiên Chúa thấy con người quá tội lỗi, nên mới phạt họ bằng trận Đại Hồng Thủy. Đây là trận lụt lớn trên Trái Đất, nó sẽ tiêu diệt loài người, ngoại trừ gia đình ông Noeh trên một con thuyền lớn.
Hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người, chỉ riêng có gia đình Noeh được an toàn vô sự. Đến khi nước sắp sửa rút, Noeh quyết định thả con chim bồ câu cho nó đi thám thính, nhưng con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noeh biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu.
Vài ngày sau, Noeh lại thả chim bồ câu. Lúc con bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh cành lá mầu lục, Noeh nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.
Con chim bay đi, sau một thời gian, nó quay về và miệng ngậm một cành lá. Điều này chứng tỏ nước lụt đã rút hết, và lòi ra cây cối. Thế là ông Noeh mới xuống thuyền và bắt đầu cuộc sống mới. Từ đó, con chim bồ câu trắng miệng ngậm cành lá tượng trưng cho sự an bình, hòa bình. Thiên Chúa không giận dữ, thịnh nộ và trừng phạt với loài người nữa. Nó được mở rộng nghĩa như vậy cho đến ngày nay.
Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành lá cây, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hoà bình.
Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, danh họa người Pháp Pablo Picasso đã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hoà bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là Chim bồ câu hoà bình.