| Hotline: 0983.970.780

Săn bắt, buôn bán và tiêu dùng động vật hoang dã:

Nguy cơ tổn hại cho sức khỏe con người và tàn phá hệ sinh thái

Thứ Hai 28/11/2022 , 04:08 (GMT+7)

Kiên Giang Săn bắt, buôn bán, tiêu dùng động vật hoang dã có nguy cơ rất cao lây truyền virus gây bệnh truyền nhiễm tổn hại sức khỏe con người và tàn phá hệ sinh thái.   

Công khai mua bán động vật hoang dã

Từ ngày 25-27/11, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức chương trình Hội thảo tập huấn với chủ đề “Buôn bán và tiêu dùng động vật hoang dã: nguy cơ sức khỏe con người và hệ sinh thái”. Hội thảo diễn ra tại tỉnh Kiên Giang với sự tham gia của các phóng viên đến từ nhiều cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh, thành ĐBSCL, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn, cứu hộ động vật hoang dã.

Cá thể khỉ, động vật hoang dã bị săn bắt, nuôi nhốt trái phép được Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) tiếp nhận cứu hộ. Ảnh: Trung Chánh.

Cá thể khỉ, động vật hoang dã bị săn bắt, nuôi nhốt trái phép được Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) tiếp nhận cứu hộ. Ảnh: Trung Chánh.

Đây là hoạt động nằm trong Chương trình do Liên minh châu Âu tài trợ trong khuôn khổ dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam. Mục tiêu nhằm chung tay với các cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh với nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã thông qua việc thúc đẩy thông tin báo chí, đẩy mạnh tuyên truyền về các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và tàn phá hệ sinh thái.

Trước khi diễn ra hội thảo tập huấn, các nhà báo đã có một ngày đi thực tế khảo sát điều tra về tình hình hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại chợ Công Sự và chợ An Minh Bắc (thuộc xã Thạnh Yên và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng). Tại đây, đã ghi nhận nhiều loài chim hoang dã đã được làm thịt bày bán công khai, mà người bán khẳng định là săn bắt từ trong rừng. Đặc biệt là có nhiều cá thể rùa ba gờ hay rùa mai vàng (tên khoa học là Malayemys subtrijuga) có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhưng được bày bán công khai với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/kg.

Đồng thời, các nhà báo đã được cán bộ của Vườn quốc gia U Minh Thượng chia sẽ về sự đang dạng sinh học của vườn, với nhiều loài chim, thú quý hiếm cần được bảo tồn. Thăm quan thực tế Trung cứu hộ động vật hoang dã, nơi đã cứu hộ và tái thả về tự nhiên nhiều loài thú quý hiếm.

Báo chí cần lên tiếng mạnh mẽ

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia thuộc Tổ chức WCS và PanNature đã trình bày về bức tranh buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam và những nỗ lực bảo vệ, bảo tồn của ngành chức năng, các tổ chức quốc tế… Các nhà báo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về vai trò của báo chí trong việc đóng góp cho nỗi lực bảo tồn động vật hoang dã. Đặc biệt là việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của công chúng trong bảo tồn thiên nhiên.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên - PanNature, trình bày về nguy cơ tổn hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, liên quan đến hoạt động săn bắt, buôn bán và tiêu dùng vật hoang dã. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên - PanNature, trình bày về nguy cơ tổn hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, liên quan đến hoạt động săn bắt, buôn bán và tiêu dùng vật hoang dã. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, ông Trịnh Lê Nguyên cho rằng, hiện nay việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã đã được nhìn nhận không đơn thuần là mối đe dọa với đa dạng sinh học, với hệ sinh thái, mà còn là nguy cơ đối với sức khỏe con người. Đã có những giả định cho rằng virus gây bệnh Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã.  

Khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới nổi, bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ sinh thái. Trong đó, hoạt động săn bắt, buôn bán và tiêu dùng động vật hoang dã được coi là một nguy cơ hiện hữu dẫn đến việc lây truyền dịch bệnh do sự tiếp xúc không được kiểm dịch giữa động vật và con người.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất