| Hotline: 0983.970.780

Nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô

Thứ Ba 05/10/2021 , 12:09 (GMT+7)

Nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật theo công nghệ hiện đại đã được Vườn Quốc gia Hoàng Liên thực hiện thành công.

Theo Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Hoàng Liên), việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là hướng phát triển mới của ngành nông lâm nghiệp hiện nay. Thời gian qua, cán bộ của phòng đã triển khai thực hiện mô hình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống từ gieo hạt và phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật theo công nghệ hiện đại.

Nuôi cấy sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm. Ảnh: TL.

Nuôi cấy sâm Ngọc Linh trong phòng thí nghiệm. Ảnh: TL.

Mục đích nhằm sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm nguồn cây giống tốt, có chất lượng và đạt hiệu quả cao phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm tại Sa Pa. Từ đó, hướng tới cung cấp cây giống cho đồng bào dân tộc sống trong vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, góp phần tạo sinh kế và giảm thiểu áp lực vào rừng.

Sâm Ngọc Linh tên khoa học là Panax Vietnamensis, là thảo dược quý hiếm có hàm lượng Saponin cao nhất trong các loại nhân sâm trên thế giới. Loại sâm này được xếp vào hạng thượng đẳng, có giá trị kinh tế cao. Sâm Ngọc Linh có tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe, gia tăng tuổi thọ, phòng tránh các bệnh tật.

Cán bộ của phòng đã thử nghiệm nhân giống sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật cho thấy, các mẫu nuôi cấy hình thành mô sẹo nhanh, tạo ra protocorm nhiều, từ một mẫu có thể nhân ra được rất nhiều mẫu, có ưu điểm vượt trội hơn. Hệ số nhân giống nhanh, chủ động về thời gian và mùa vụ cần nhân giống.

Trong khi đó, nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn hơn phương pháp nuôi cấy mô, vì thu hoạch hạt giống theo thời vụ, gieo hạt trực tiếp tạo ra số lượng cây giống ít, khả năng phát tán sâu bệnh cao.

Sa Pa là nơi có khí hậu trong lành mát mẻ, thuận lợi, nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m – 1.800m với những ưu đãi từ các điều kiện mà thiên nhiên ban tặng. Với điều kiện cơ sở vật chất phòng nuôi cấy mô tế bào hiện có, thời gian tới phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) sẽ tiếp tục nghiên cứu nhân giống, thực hiện các bước đưa cây từ phòng nuôi cấy mô ra ngoài tự nhiên trồng.

Sau đó, sẽ đánh giá chất lượng cây so với cây nhân giống tự nhiên để tìm ra quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh đạt kết quả cao, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm.

  • Tags:
Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Nông trại thông minh: Hướng đi mới trong hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cam kết luôn đồng hành và là 'bệ phóng' vững chắc cho sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học Việt Nam - Hàn Quốc.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.