| Hotline: 0983.970.780

Nhật Bản lo sẽ bị chìm trong vũng lầy thương mại

Thứ Tư 11/11/2020 , 15:01 (GMT+7)

Nhật Bản dự báo, bốn năm tới có thể ít xáo trộn hơn thời Donald Trump, nhưng vẫn sẽ là thách thức bởi tổng thống đắc cử Mỹ khó hạ nhiệt với Trung Quốc.

Ông Joe Biden được cho là sẽ  thiên về cách tiếp cận đa phương hơn trong vấn đề thương mại, nhưng các chuyên gia cho rằng Mỹ sẽ không quay trở lại ngay lập tức với Hiệp định  thương mại CPTPP. Ảnh: REUTERS

Ông Joe Biden được cho là sẽ  thiên về cách tiếp cận đa phương hơn trong vấn đề thương mại, nhưng các chuyên gia cho rằng Mỹ sẽ không quay trở lại ngay lập tức với Hiệp định  thương mại CPTPP. Ảnh: REUTERS

Các chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định, Tổng thống mới đắc cử Mỹ Joe Biden được coi là sẽ thiên về cách tiếp cận đa phương hơn trong vấn đề thương mại. Điều này cũng làm dấy lên khả năng sẽ “làm sống lại” bản hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã bị chính quyền ông Trump từ bỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại cho rằng Mỹ sẽ không quay trở lại ngay lập tức với bản hiệp định TPP gồm 11 quốc gia thành viên hiện nay. Lý do là chính phủ mới của ông Joe Biden nếu gặp thuận lợi trong quá trình chuyển giao quyền lực sắp tới cũng còn phải tập trung vào các vấn đề trong nước như ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 và thúc đẩy kinh tế trong nước, cho dù ông Biden luôn ủng hộ TPP và sau này là CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Martin Schulz, trưởng chuyên gia về chính sách kinh tế của tập đoàn Fujitsu Ltd, cho biết: “Biden sẽ coi trọng đến quan hệ đối tác để kiềm chế việc hoạch định chính sách đơn phương của Trung Quốc và sẽ tìm kiếm kích hoạt một chính sách châu Á tích cực và thân thiện hơn so với thời Obama. Và Nhật Bản, với tư cách là 'cường quốc tầm trung' sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn”.

Trước đó dưới thời ông Trump, Tokyo đã phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng từ đồng minh lâu năm và cuối cùng đã phải chấp thuận với Washington về một thỏa thuận trao đổi thương mại song phương vào năm 2019.

Theo đó, Tokyo đã phải cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ như thịt lợn và thịt bò để đổi lấy việc thoát khỏi mối đe dọa từ việc chính phủ của ông Trump áp đặt các dòng thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản. Thậm chí hai nền kinh tế đã tiến hành các cuộc đàm phán hướng tới một bản hiệp định thương mại song phương toàn diện hơn liên quan đến dịch vụ và đầu tư, nhưng sau đó đã bị trì hoãn vì đại dịch.

Chính sách thương mại song phương Nhật-Mỹ dưới thời Joe Biden có thể ít xáo trộn hơn dưới thời Donald Trump, nhưng vẫn sẽ là thách thức đối với Nhật Bản. Ảnh: BLOOMBERG

Chính sách thương mại song phương Nhật-Mỹ dưới thời Joe Biden có thể ít xáo trộn hơn dưới thời Donald Trump, nhưng vẫn sẽ là thách thức đối với Nhật Bản. Ảnh: BLOOMBERG

Chính phủ mới của Nhật Bản dưới thời tân Thủ tướng Suga Yoshihide được cho là đã và đang khá thận trọng trong việc duy trì sự cân bằng với hai đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ. Đặc biệt là cuộc đối đầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh thời gian qua đã khiến Tokyo gặp phải không ít khó khăn và nhiều daonh nghiệp xuất khẩu của nước này đã phải gánh chịu hậu quả.

Mie Oba, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Kanagawa, cho biết ông Biden có thể sẽ đổi hướng chính sách với Tokyo khác với cách của ông Trump nhưng cảnh báo rằng đảng Dân chủ theo truyền thống còn khắt khe hơn trong vấn đề thương mại so với đảng Cộng hòa.

“Sẽ rất khó để nghĩ rằng ông Biden sẽ chuyển sang thúc đẩy thương mại tự do và quay trở lại CPTPP khi ông ấy cần ưu tiên tạo việc làm và ổn định nền kinh tế trong nước”, ông Oba nói.

Việc Mỹ ban hành lệnh cấm và giới hạn xuất khẩu linh kiện điện tử, chất bán dẫn đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei nhằm mở rộng sự thống trị của công nghệ 5G thế hệ mới đã ảnh hưởng lớn đến các công ty Nhật Bản. Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, chất bán dẫn và máy móc để sản xuất chip điện tử chính là hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong năm 2019.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lập trường cứng rắn của Washington đối với Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ vẫn tiếp tục, mặc dù chính sách của ông Biden có thể sẽ dễ đoán hơn Trump nhưng cả hai đều chia sẻ mối quan tâm chung với các chủ doanh nghiệp về sự tách biệt của hai cường quốc.

Yoshimasa Maruyama, nhà kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities Inc cho biết, cho dù tình hình chính trị có như thế nào thì các công ty Nhật Bản vẫn cần phải làm ăn ở Trung Quốc. Trong khi đó, một số nhà kinh tế cho rằng chính sách kinh tế được đề xuất của Biden có thể sẽ không mang lại nhiều động lực cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, do ông kêu gọi các tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường trong thương mại và đầu tư.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.