| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công nhân hàng chục năm không về thăm nhà: Có chuyện gì xót xa hơn thế?

Thứ Tư 12/06/2019 , 17:39 (GMT+7)

“Có rất nhiều công nhân hàng chục năm không thể về thăm gia đình được, con gửi về quê cho ông bà, cha mẹ nuôi. Có chuyện gì xót xa hơn như vậy không?”, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh).

Phát biểu trước nghị trường Quốc hội về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào chiều 12/6, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) đề nghị Quốc hội nên bàn luận theo hướng đưa ra chính sách để cải thiện thu nhập của người lao động, đồng thời để họ có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con cái.

Vấn đề làm thêm giờ của người lao động là vấn đề có tính hai mặt. Xét ở góc độ kinh tế, việc nới lỏng giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm (hiện hành) lên 400 giờ/năm là để thuận lợi cho người lao động tăng thêm thu nhập.

Nhưng, theo bà Quyết Tâm, nếu nhìn vào bản chất vấn đề và sự tiến bộ xã hội, rõ ràng việc đặt vấn đề làm thêm giờ là đi ngược lại với tiến bộ xã hội.

“Chúng ta thử tính một năm người lao động làm bao nhiêu giờ, có bao nhiêu thời gian nghỉ ngơi, thời gian phục vụ các nhu cầu khác như xây dựng gia đình, chăm sóc con, học tập, nghỉ ngơi?”, bà đặt câu hỏi và cho rằng:

"Công nhân rất cần làm thêm giờ để có thêm thu nhập, bởi đồng lương hiện nay so với nhu cầu trang trải cuộc sống tối thiểu còn eo hẹp. Nhưng ai cũng có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo cho con cái, chứ không thể có nhu cầu đi làm quần quật suốt ngày mười mấy tiếng".

Nhiều công nhân không về thăm gia đình vì lương thấp

Đồng quan điểm trên, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa), nhận định: Đối với doanh nghiệp, việc thuê công nhân làm thêm giờ là vì mục tiêu sản phẩm, còn với người lao động chủ yếu để tăng thêm thu nhập. Việc làm thêm nhiều sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, chăm lo cho con nên có thể sẽ dẫn tới hệ lụy đáng tiếc.

Phát biểu tranh luận với đại biểu Quyết Tâm, ông Nguyễn Quang Tuấn (đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng: Việc làm thêm giờ là nguyện vọng chứ không bắt buộc. “Con người sinh ra bình đẳng như nhau. Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, do vậy có quyền làm thêm giờ để thêm thu nhập cho gia đình có cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, ông Tuấn kiến nghị cần đưa ra quy định rõ ràng đối với một số nghề nghiệp có nguy cơ gây nguy hiểm như lái xe bus, lái xe đường dài chỉ được hoạt động đúng giờ quy định sau đó phải nghỉ không cho tăng thêm giờ, thậm chí quy định số giờ.

Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành, từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm.

Thời gian qua, Ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đề xuất nghiên cứu sửa đổi bộ luật theo hướng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cứu hộ vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể vượn cực kỳ quý hiếm từ người dân tại Hải Phòng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất