| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giống lúa của TSC không bạc lá

Thứ Năm 25/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Với 7 giống so sánh mà các mô hình đưa vào trình diễn, nhận thấy rằng các giống TBR 225, TBR 288, TBR 117, TBR 27 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, không bị bạc lá.

Vụ mùa 2014, Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai (Hà Nội) phối hợp với Cty CP Giống cây trồng Thái Bình (TSC) và 4 xã trên địa bàn huyện tổ chức mô hình SX một số giống lúa mới năng suất, chất lượng cao.

Ông Đào Xuân Quân, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thanh Oai cho hay, mục đích của của việc tổ chức này là nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động, giảm phụ thuộc vào thuê mướn nhân công trong lúc thời vụ.

Qua đó, góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người SX. Đặc biệt là để có cái nhìn tổng thể trong việc dần thay thế một số giống có năng suất, chất lượng thấp, nhiễm sâu bệnh cũng như các kỹ thuật canh tác với tập quán SX lạc hậu ở địa phương.

Theo đó, Trạm Khuyến nông đã tiến hành quy hoạch các vùng SX tập trung tại 4 xã gồm Tam Hưng, Kim Thư, Cao Dương và Liên Châu để chủ động tưới tiêu, thuận tiện chăm sóc. Các điểm thực hiện mô hình có cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo và theo dõi việc sinh trưởng phát triển của cây lúa một cách sát sao trong suốt cả mùa vụ.

Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai thì thời tiết đầu vụ mùa nắng rất to nên xảy ra tình trạng héo rảnh ở các ruộng mới cấy, đặc biệt là mô hình lúa cấy bằng máy ở xã Cao Dương và Liên Châu.

Đến cuối tháng 7 trời bắt đầu có bão và mưa nắng xen kẽ đã làm cho bộ lá lúa bị dập. Đây chính là nguồn tác nhân để bạc lá đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại nhiều. Trong tháng 8 thì sâu cuốn lá xuất hiện với mức độ cao có nguy cơ phát sinh và gây hại trên diện rộng ở tất cả chân đất và các giống.

07-23-21_nguoi-dn-x-tm-hung-phn-khoi-truoc-nhung-bong-lu-my-deu-nng-triu-ht-cu-giong-lu-tbr-o-vu-mu-2014

Len lỏi trong cánh đồng lúa bị bạc lá gần chục ha vẫn thấp thoáng những thửa ruộng có màu vàng óng của hạt thóc mẩy đều đang chờ người thu hoạch. Đó chính là các ruộng được cấy giống TBR 27, TBR 225, TBR 288, TBR 117. Nhiều nông dân quyết lựa chọn nó để SX đại trà trong các năm tiếp theo, dần thay thế giống cũ đã thoái hóa.

Qua theo dõi, các cán bộ kỹ thuật đã đánh giá, thời gian sinh trưởng của các giống tương tương nhau (từ 95 – 110 ngày) trong đó Khang dân 18 có thời gian sinh trưởng 105 – 110 ngày và TBR 117 có TGST 95 – 100 ngày. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa Thiên ưu 8 được cấy bằng máy là cao nhất, cho số bông trung bình/khóm đạt 6,7 bông. Năng suất của giống TBR 225 là cao nhất, đạt 230 kg/sào.

Với 7 giống so sánh mà các mô hình đưa vào trình diễn, nhận thấy rằng các giống TBR 225, TBR 288, TBR 117, TBR 27 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cao, khả năng thích ứng rộng. Đặc biệt, tất cả các bộ giống này đều là giống cho năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tốt, cứng cây, không bị bạc lá, tỷ lệ hạt chắc cao, chất lượng gạo ngon và không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật thâm canh, thích nghi rộng cả vụ xuân, vụ mùa trên đồng đất Thanh Oai.

Nhận xét về các giống lúa TBR, ông Kiều Văn Quy, Chủ nhiệm HTXNN Tam Hưng đưa ra đánh giá: “Nổi bật nhất là TBR 225 có TGST ngắn, bông dài, hạt đóng sít, năng suất vụ mùa đạt 63 – 65 tạ/ha, gạo trắng, cơm mềm, ngon, thích ứng chân đất vàn, vàn trũng, có thể thay thế BC15. So với các giống đối chứng thì TBR 225 cho lãi nhiều nhất, đạt 1.083.537 đồng/sào”.

Cùng có mặt trên cánh đồng SX lúa tại xã Tam Hưng, bà Lê Thị Bắc, thôn Song Khê đã đưa ra nhận xét sau nhiều năm sử dụng các giống lúa của TSC: “Mỗi sào chỉ dùng gần hết 1 kg thóc giống. Tỷ lệ nảy mầm cao, cứng cây. Ở vụ mùa này, gia đình SX 4 sào bằng giống TBR27 của TSC và 4 sào bằng loại giống khác. TBR27 không bị bạc lá, hạt to, bông dài. Trong khi đó, 4 sào dùng giống khác thì nhiễm bạc lá hết, hạt lép, lá khô. Tôi đã phun thuốc nhiều lần mà vẫn không trị được”.

Nghe bà Bắc nói chuyện về lúa bị bạc lá, một vị cán bộ xã đi cùng tôi đã thốt lên rằng, chắc phải cắm biển "Cấm lửa" ở khu vực cánh đồng này. Bởi cả cánh đồng rộng gần chục ha lúa đến kỳ thu hoạch nhưng được phủ lên không phải là màu vàng óng của lúa chín mà là màu bàng bạc, xác xơ của lá lúa. Nói như vị cán bộ này thì chỉ cần một cái sơ ý rơi tàn thuốc ở góc ruộng này là cả cánh đồng trong chốc lát bị tiêu tan.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất