| Hotline: 0983.970.780

Nho Ninh Thuận chú trọng sản xuất công nghệ cao, hướng đến xuất khẩu

Thứ Tư 07/06/2023 , 08:49 (GMT+7)

Không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa, Ninh Thuận đang đặt mục tiêu xa hơn cho cây nho với định hướng sản xuất công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu.

Mục tiêu 76% diện tích đạt tiêu chuẩn GAP và hữu cơ

Theo quy hoạch đến năm 2025, diện tích trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt khoảng 1.770ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Ninh Phước 490ha, Ninh Hải 600ha, TP Phan Rang - Tháp Chàm 300ha, Ninh Sơn 350ha, Thuận Nam 30ha, Thuận Bắc 5ha; sản lượng đạt hơn 44.000 tấn. Trong đó, diện tích nho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ đạt 1.070ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích nho của tỉnh, sản lượng đạt khoảng gần 28.000 tấn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm mô hình giống nho mới do Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố chọn tạo. Ảnh: Mai Phương.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm mô hình giống nho mới do Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố chọn tạo. Ảnh: Mai Phương.

Bài liên quan

Đến năm 2030, Ninh Thuận sẽ phát triển diện tích trồng nho lên khoảng 2.000ha, tập trung tại các huyện: Ninh Phước 490ha, Ninh Hải 650ha, TP Phan Rang - Tháp Chàm 400ha, Ninh Sơn 410ha, Thuận Nam 50ha, Thuận Bắc 5ha; sản lượng đạt hơn 51.000 tấn. Trong đó, diện tích nho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ đạt 1.520ha, chiếm khoảng 76% tổng diện tích nho của tỉnh, sản lượng hơn 40.000 tấn.

“Trong phát triển cây nho, Ninh Thuận chú trọng quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch các khu vực sản xuất nho chất lượng cao và xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây nho, đảm bảo hài hòa lợi ích cho mọi thành phần tham gia phát triển cây nho trong các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị nho và các sản phẩm sau nho”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận chia sẻ.

Theo đó, Ninh Thuận sẽ tiếp tục mở rộng quy hoạch sản xuất nho an toàn, nho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ người sản xuất xây dựng hạ tầng, hỗ trợ đào tạo, cấp giấy Chứng nhận VietGAP cho các hộ dân, tổ hợp tác sản xuất nho theo tiêu chuẩn VietGAP.

Khổng chỉ mang lại kinh tế cao, cây nho còn là điểm nhấn thu hút khách dụ lịch tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Khổng chỉ mang lại kinh tế cao, cây nho còn là điểm nhấn thu hút khách dụ lịch tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bài liên quan

Ngành nông nghiệp Ninh Thuận đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi những diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp như các diện tích lúa cuối kênh, không chủ động nước và các cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng nho.

“Để phát triển cây nho theo định hướng, Ninh Thuận tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện, xã trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển theo hướng sản xuất nho an toàn gắn với thị trường tiêu thụ. Thông qua các dự án, mô hình khuyến nông, sẽ đào tạo cho người sản xuất, chuyển giao những mô hình điểm để người trồng nho học tập và áp dụng”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho hay.

Thu hút nhà khoa học tham gia

Cũng theo ông Đặng Kim Cương, đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030 ưu tiên xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển chế biến các sản phẩm từ nho đủ điều kiện xuất khẩu.

Theo đó, định hướng lựa chọn, ưu tiên 2 - 3 sản phẩm đặc thù, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm xuất khẩu; đặc biệt là dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất nho ứng dụng công nghệ cao Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải). 

Giống nho mới NH01-152 có năng suất, chất lượng và bán với giá rất cao. Ảnh: Mai Phương.

Giống nho mới NH01-152 có năng suất, chất lượng và bán với giá rất cao. Ảnh: Mai Phương.

Trước mắt, ngành nông nghiệp Ninh Thuận hướng dẫn người dân đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết trong ngành hàng nho. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu sản xuất, chế biến và tổ chức quản lý sản xuất.

Ninh Thuận tập trung phát triển các vùng nho tập trung với quy mô lớn, chuyên canh để thuận lợi cho công tác, chuyển giao công nghệ, đầu tư kỹ thuật, nhất là trong công tác phát triển các giống nho mới. Đồng thời đào tạo, chuyển giao cho người sản xuất và tổ chức nông dân quy trình sản xuất nho mới có chất lượng cao, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản, quy trình kỹ thuật sản xuất nho hữu cơ…

Trong phát triển cây nho, Ninh Thuận sẽ triển khai các chính sách thu hút các nhà khoa học hợp tác nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cây nho. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, đảm bảo công tác nghiên cứu và nhập nội các giống tốt, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh nho. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, xây dựng các mô hình áp dụng biện pháp sinh học tổng hợp; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm tự động; mô hình sản xuất nho sạch, nho hữu cơ, công nghệ thu hái và chế biến nho sau thu hoạch.

Sản xuất nho Ninh Thuận đang hướng tới những mục tiêu xa hơn, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu. Ảnh: Mai Phương.

Sản xuất nho Ninh Thuận đang hướng tới những mục tiêu xa hơn, không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu. Ảnh: Mai Phương.

“Ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nho theo hướng an toàn, chất lượng, gắn với bảo vệ môi trường; quy trình chăm sóc, bảo vệ thực vật đối với các giống nho khác nhau. Áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phù hợp với sự biến động của thời tiết, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn theo hướng hữu cơ sinh học, phòng trừ tổng hợp để nhân rộng ra sản xuất”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Lịch lấy nước đợt 1 vụ đông xuân vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ

Cục Thủy lợi vừa có công điện về việc tổ chức lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.