| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp nghề đóng ghe xuồng

Thứ Năm 20/10/2011 , 10:11 (GMT+7)

Đây là nghề truyền thống của tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động trong những tháng lũ lụt nhiều khó khăn.

Trong những ngày qua, khi nước lũ ào ạt tràn về hạ lưu, uy hiếp các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước (Tiền Giang) cũng là lúc nghề đóng ghe xuồng tại địa phương khởi sắc, nhộn nhịp sau một thời gian dài im ắng. Đây là nghề truyền thống của tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động trong những tháng lũ lụt nhiều khó khăn.

Phổ biến và ưa chuộng, bán chạy nhất là xuồng ba lá đóng bằng gỗ sao rất đắc dụng dùng chuyên chở hàng hóa, giăng câu, giăng lưới đánh bắt thủy sản hoặc đi lại ở những vùng ngập lũ sâu. Ước tính, tại các huyện vùng ngập lũ của tỉnh Tiền Giang có hàng chục cơ sở đóng xuồng ba lá lớn. Trong những ngày cao điểm vừa qua, mỗi cơ sở đóng ghe xuồng sản xuất hàng chục chiếc/ngày. Giá bán mỗi chiếc dao động từ 3,2 đến 3,5 triệu đồng.

Tuổi thọ của những chiếc xuồng gỗ sao có thể lên đến 15 – 20 năm. Theo chị Võ Thị Ngọc Giàu, chủ trại xuồng Sáu Thiên, xã Tân Bình, Cai Lậy, tháng vừa qua, trại của chị tiêu thụ có lúc cả chục chiếc xuồng/ngày. Có thời điểm sản xuất ra không đủ bán. Xuồng hút hàng chưa từng có trong vòng chục năm trở lại đây đã mang lại niềm vui cho những người thợ thủ công vốn nhiều thế hệ gắn bó với nghề đóng ghe xuồng truyền thống cha truyền con nối.

Chị Ngọc Giàu cũng cho biết, trước đây đường giao thông chưa phát triển, chiếc xuồng ba lá là phương tiện đi lại đắc dụng, có thể ví như đôi chân của bà con miệt vườn sông nước Nam bộ trong đó có Tiền Giang. Gần đây, do mạng lưới giao thông đường bộ phát triển mạnh cộng với hệ thống đê bao ngăn lũ được kiện toàn nên nhu cầu về xuồng ghe giảm hẳn. Nhiều hộ đóng xuồng nhỏ lẻ phải ngậm ngùi chia tay với nghề chỉ còn lại một ít cơ sở lớn, có tâm huyết là bám trụ, gắn bó nghề đóng xuồng.

Tuy nhiên, để tồn tại các cơ sở phải đa dạng hóa sản phẩm trong đó chú ý đóng thêm những phương tiện lớn, đóng ghe chở lúa, chở hàng hóa theo nhu cầu người mua hoặc đóng đồ trang trí nội thất, đóng tủ bàn ghế... Hiện nay, thu nhập của thợ thủ công đóng ghe xuồng đạt mức 5 – 6 triệu đồng/tháng. Nghề đóng ghe xuồng lên hương trong những ngày lũ lụt hoành hành đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho bà con đồng thời đáp ứng được nhu cầu giao thương tại những địa bàn đang bị thiên tai hoành hành.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.