| Hotline: 0983.970.780

Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình

Thứ Ba 15/12/2020 , 08:26 (GMT+7)

Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Thái Bình đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả và đã đạt được những kết quả đáng mừng.

 Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Nguyên Hoài - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT Thái Bình).

Ông Lê Nguyên Hoài - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thái Bình. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Lê Nguyên Hoài - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thái Bình. Ảnh: Mai Chiến.

5 năm qua (2016 - 2020), Chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?

Sản xuất nông nghiệp của Thái Bình phần lớn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bị cắt đoạn; không có tính liên kết từ sản xuất đến phân phối, chậm chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông liên xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; lực lượng lao động không ổn định, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Một bộ phận dân cư thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Văn hoá - xã hội một số mặt chuyển biến chậm; môi trường ô nhiễm. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.

Việc quản lý, khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng sau đầu tư; xử lý rác thải nông thôn và quản lý xây cất mồ mả trong các nghĩa trang nhân dân bộc lộ những hạn chế, yếu kém.

Để tháo gỡ những khó khăn đó, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt những văn bản chỉ đạo quyết liệt trong quá trình thực hiện, tháo gỡ khó khăn và ban hành các cơ chế chính sách cho các địa phương để hoàn thành mục tiêu được giao.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế và phong trào xây dựng NTM của các xã; tỉnh thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM để phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai Chương trình. Cùng với đó là hàng loạt những nhiệm vụ và giải pháp được triển khai đồng bộ trong giai đoạn này.

Xin ông cho biết, khâu đột phá, cách làm mới trong xây dựng NTM ở Thái Bình?

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong xây dựng thí điểm NTM tại 8 xã đầu tiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách để thực hiện của cả giai đoạn; đồng thời hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án, phê duyệt quy hoạch để làm tiền đề, làm cơ sở quan trọng đầu tiên để quản lý và thực hiện các tiêu chí tiếp theo trong Bộ tiêu chí về xây dựng NTM.

Kết quả đến tháng 10/2012, toàn tỉnh có 100% số xã hoàn thành lập quy hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng và quy hoạch khu trung tâm xã; 100% số xã hoàn thành đề án xây dựng NTM.

Điểm đặc sắc trong xây dựng NTM của Thái Bình giai đoạn 2010 - 2015 là thực hiện việc dồn điền đổi thửa để phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Thái Bình đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: Mai Chiến.

Thái Bình đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: Mai Chiến.

Với những kết quả đã đạt được ở giai đoạn 1 (2010 - 2015), bước sang giai đoạn 2 (2016 - 2020), trên cơ sở những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chỉ đạo thực tế, UBND tỉnh đã ban hành và kịp thời sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư; đẩy mạnh tuyên truyền vận động, huy động cả hệ thống chính trị chung sức xây dựng NTM…

Đặc biệt việc huy động các nguồn lực từ nhân dân được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, làm cho người dân nhận thức rõ vai trò, tránh nhiệm, quyền lợi được hưởng thụ những công trình do chính nhân dân thống nhất đầu tư, quản lý và thực hiện.

Cùng với đó là cơ chế hỗ trợ xi măng cho các địa phương được tiếp tục triển khai thực hiện đối với các xã chưa hoàn thành xây dựng NTM đem lại hiệu quả đặc biệt to lớn trong việc hoàn thành các tiêu chí.

Vậy “Quê hương 5 tấn” đã chuyển mình ra sao sau 10 năm xây dựng NTM?

Qua 10 năm, đã tạo ra những đổi thay trên diện rộng với cả chiều sâu và chiều rộng trong khu vực nông thôn. Hệ thống điện, đường, trường, trạm; cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… được đầu tư cơ bản, ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020, dự kiến đạt trên 50 triệu đồng/người (tăng gấp 3 lần so với năm 2010). Ước thực hiện năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 2,35%, bình quân giảm 0,5%/năm.

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,9% và đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho nhân dân tại trạm y tế các xã. 100% xã, phường, thị trấn được cấp nước sạch đến khu trung tâm để phục vụ nhân dân…

Các cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hoá. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm hỗ trợ. Các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư, gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống…

Quốc phòng được giữ vững, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào xây dựng NTM tiếp tục được giữ vững và phát triển; an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân nâng cao.

Đến nay, toàn tỉnh có 263 xã (100%) xã hoàn thành xây dựng NTM (tăng trên 14 tiêu chí so với năm 2010); 7/7 huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM; thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Kết quả đạt được đã vượt chỉ tiêu các Nghị quyết của tỉnh đề ra, cũng như chỉ tiêu Chính phủ giao cho tỉnh Thái Bình thực hiện đến năm 2020.

Năm 2020, Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Ảnh: Mai Chiến.

Năm 2020, Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Ảnh: Mai Chiến.

Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình?

Tỉnh Thái Bình đã rút ra được 6 bài học qua 10 năm xây dựng NTM. Thứ nhất, xây dựng NTM phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị ở các cấp. Cán bộ, đảng viên thường xuyên gương mẫu đi đầu, năng động, sáng tạo, tâm huyết với xây dựng NTM.

Thứ hai, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng, yêu cầu và nội dung xây dựng NTM. Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân để triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Thứ ba, phải bám sát định hướng xây dựng NTM của tỉnh; triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng xã, thôn, khu dân cư. Chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.

Thứ tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng NTM phải ưu tiên đầu tư làm trước các công trình phục vụ sản xuất (thuỷ lợi, giao thông đồng ruộng). Tận dụng, nâng cấp các công trình hiện có phù hợp tiêu chí nông thôn mới.

Thứ năm, tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, các tổ chức và cá nhân; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng NTM và kịp thời tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể.

Thứ sáu, phân cấp cho cơ sở trong thực hiện, nhất là cho cộng đồng dân cư và quy định rõ trách nhiệm cho các cấp, các ngành. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mỗi địa phương; chú trọng đúc kết kinh nghiệm, nhân ra diện rộng những cách làm hay, sáng tạo; khắc phục tư tưởng nóng vội, cách làm thiếu dân chủ hoặc trông chờ, ỷ lại. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

(ghi)

Xem thêm
Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Mắm Lê Gia đạt OCOP 5 sao: Thành công là hành trình, không phải điểm đến

Sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.