| Hotline: 0983.970.780

Những chuyện ly kỳ từ nghĩa địa cá Ông ở làng chài Phước Hải

Thứ Bảy 07/07/2018 , 13:15 (GMT+7)

Rất nhiều ngư dân khi lâm nạn giữa biển, tưởng cầm chắc cái chết nhưng khi tỉnh lại thấy mình đang nằm ở bãi cát ven biển, ấy là họ được Ông đưa vào bờ.

Ở hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam đều có nghĩa địa hoặc đền thờ cá Ông, nhưng nghĩa địa cá Ông ở làng chài Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu là lớn nhất và độc đáo nhất.
 

Những chuyện ly kỳ

Nghĩa địa cá Ông ở làng chài Phước Hải nằm trên bãi biển, sát tỉnh lộ 44, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những ngôi mộ nhỏ nép mình dưới tán phi lao rì rào. Trên đầu các ngôi mộ, ngoài bát nhang còn có tấm bia, mặt trước ghi dòng chữ “Nam Hải chi mộ”, ngày tháng Ông lụy. Mặt sau là tên người “chịu tang”, tức người đầu tiên phát hiện Ông luỵ.

09-16-46_nh_1
Cổng vào nghĩa địa cá Ông ở thị trấn Phước Hải

Bà Hồ Thị Dậu, 67 tuổi, ở làng chài Phước Hải, là một trong số những người suốt đời mang ơn Ông vì đã cứu con bà. Mỗi tháng bà ra đây ít nhất 2 lần để cúng tạ. Bà kể, 15 năm trước, người con trai lớn của bà đã được Ông cứu sau khi thuyền câu mực của anh bị sóng đánh chìm.

“Hồi đó, thuyền câu của thằng Giới (con trai bà) nhỏ lắm. Mỗi lần ra khơi, chỉ coi thời tiết bằng kinh nghiệm là chính chứ có được hiện đại như bây giờ đâu. Sau khi thoát chết trở về, nó kể lại mới hay”, bà Dậu kể.

09-16-46_nh_2
09-16-46_nh_4
Bên trong điện thờ chính: Điện thờ Nam Hải Đại tướng quân có di ảnh và tượng ba cá Ông; một đoạn cột sống và xương đĩa khớp cột sống cá Ông

Theo lời bà Dậu, lần đó anh Giới lên thuyền câu mực ra cách bờ hơn 5 hải lý thì phát hiện khu vực có nhiều mực, anh Giới dừng thuyền thả câu. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh đã câu được khá nhiều mực ống. Nhưng khi nổ máy để di chuyển đến vị trí khác thì máy ghe không nổ. Mất khá nhiều thời gian mày mò mà anh không tìm được nguyên nhân chết máy. Trong khi các ghe bạn đậu cách đó khá xa, anh không thể liên lạc, cầu cứu. Và đúng lúc này, trời kéo mây đen, những cơn sóng lừng đang hình thành, chiếc ghe của anh bắt đầu dềnh lên, chúi xuống, càng lúc càng xa ánh đèn ghe bạn.

09-16-46_nh_9
Bà Hồ Thị Dậu

Chiếc thuyền nhỏ của anh Giới lênh đênh giữa biển suốt 2 ngày đêm nhưng không gặp được chiếc thuyền đánh cá, thuyền chở hàng nào đi qua. Để cầm cự, anh lấy mực câu được, dùng lò nấu trên thuyền thúng để chữa đói qua bữa. Khi dầu trên ghe cạn kiệt, không có nguyên liệu để nấu ăn nữa, anh Giới bắt đầu ăn mực sống.

Sang ngày thứ ba, anh Giới bắt đầu đuối, lả đi vì thiếu nước. Lúc này, trong cơn quẫn trí, anh Giới bất chợt nhớ đến lời dặn của cha, anh liền chắp tay, khẩn cầu Ông Nam Hải. Anh cứ lầm rầm khấn vái như thế cho đến khi thiếp đi lúc nào không hay. Trong lúc nửa tỉnh nửa mê, anh cảm giác thấy chiếc ghe như đang di chuyển rất nhanh. Sau khi tỉnh lại, anh thấy mình đang nằm trên ghe bạn.

“Lúc tỉnh lại, nó ngạc nhiên hỏi mọi người thì họ kể, tự nhiên thấy có chiếc thuyền nhỏ từ xa chạy đến, lại gần mới thấy ghe chết máy, trời cũng không có gió. Lúc đó nó mới nhớ lại là đã cầu Ông cứu giúp”, bà Dậu kể.

“Anh Giới giờ còn đi biển không?”, tôi hỏi. Bà đáp: “Còn chứ. Không bám biển lấy gì sống? Nó lấy vợ ra riêng, có ghe lớn rồi. Nhưng trước mỗi chuyến đi biển, nó đều ra đây cúng Ông. Mỗi lần gặp Ông ngoài biển, nó đều xúc cá cho Ông ăn”.

Ông Nguyễn Văn Được, năm nay 62 tuổi, ngư dân làng chài Phước Hải, từng là một trong những người được Ông cứu, từng chứng kiến tận mắt cảnh Ông cứu người, nay do sức khoẻ, ông không đi biển nữa, nhưng vẫn thường xuyên ra nghĩa địa chăm sóc những ngôi mộ.

09-16-46_nh_10
Ông Nguyễn Văn Được

“Có lần, ghe chúng tôi đang đánh bắt ngoài khơi, cách đất liền hơn chục hải lý thì biển động, sóng lớn xô dữ dội. Khi đó, tôi định bỏ lưới, kêu anh em nổ máy chạy về, nhưng chưa chắc kịp. Đúng lúc đó, tự nhiên thấy ghe bớt chòng chành, định thần nhìn lại thì thấy phía ngọn sóng đang xô đến có 2 cái lưng cá Ông dài hơn chục mét đang nhô cao, chặn sóng. Tôi vội vàng chắp tay vái rồi kêu tài công nổ máy quay đầu về. Đi vào hơn nửa đường thì sóng bớt, cặp cá Ông từ từ quay đầu ra biển. Những trường hợp ghe được Ông nổi lên che chắn khi sóng to gió lớn như tôi vừa kể thì nhiều người chứng kiến tận mắt”, ông Được kể.
 

Biển Phước Hải là 'nguyên quán' của cá Ông?

Ông Nguyễn Văn Hời, Trưởng ban quản lý Lăng Ông Nam Hải cho biết, lăng Ông có từ thuở khai mở vùng đất Phước Hải và đây là nơi đầu tiên của Việt Nam có đền thờ Ông. Ban đầu chỉ là một miếu nhỏ cất bằng tre, lá tạm bợ. Khi đó, miếu Ông đã có sẵn sắc phong “Nam Hải đại tướng quân” của vua Gia Long. Mặc dù từng bị cháy vài lần trong chiến tranh nhưng sắc phong vẫn được người dân giữ gìn nguyên vẹn.

09-16-46_nh_8
Ông Nguyễn Văn Hời

“Lăng khang trang như ngày nay là nhờ ông Huỳnh Văn Hiện, ngư dân ở đây. 20 năm trước, trong một lần đi biển, ghe ông ấy gặp bão tưởng không còn ngày quay về, ai ngờ được Ông cứu sống, đưa vào bờ. Sau lần ấy, ông ấy về đi vận động bà con ngư dân góp tiền làm lại lăng”, ông Hời nói.

09-16-46_nh_6
09-16-46_nh_7
Bên ngoài khu nghĩa địa, hàng ngày có rất nhiều người đến thăm viếng

Theo phong tục, người đầu tiên phát hiện Ông lụy được coi là người con trai cả của Ông. Dù đang đánh bắt ở đâu, khi phát hiện Ông lụy, ngư dân cũng phải tìm cách đưa Ông vào bờ để làm đám tang. Khi đưa xác Ông vào bờ, chủ ghe phải báo cho Ban tế tự (Ban tổ chức Dinh Ông Nam Hải) và chính quyền địa phương để làm các thủ tục mai táng với nhiều nghi thức như tắm rửa, khâm liệm bằng khăn lụa đỏ trước khi an táng.

Người “con cả” phải “chịu tang” Ông, làm các nghi thức cúng 49, 100 ngày, giỗ đầu... Khoảng 3 năm sau khi chôn, Ban tế tự lăng và người “con cả” của Ông sẽ làm lễ cải táng, đưa cốt Ông vào Dinh thờ, lúc này người “con cả” mới được xả tang.

Ông Hời bảo, làng chài Phước Hải là nơi có số lượng Ông tìm về lụy nhiều nhất. Trung bình mỗi năm có vài chục "ông" lụy bờ. Người dân Phước Hải cho rằng, vùng biển này là quê hương chính của Ông nên cuối đời, Ông tìm về cố hương để gửi thân.

09-16-46_nh_11
Bằng xác lập nghĩa địa cá Ông lớn nhất Việt Nam
09-16-46_nh_14_-_c_mu
Ở hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam đều có đền thờ, nghĩa địa cá Ông
"Cá voi được ngư dân tôn kính gọi là cá Ông (không phải cá heo) là loài thú lớn nhất đại dương và cũng rất thông minh, thân thiện với con người. Với ngư dân sống bằng nghề đi biển, cá Ông luôn được xem là hiện thân của linh thiêng và may mắn”, nhà nghiên cứu văn hoá Nam Bộ Nguyễn Thanh Lợi.

 

(Kiến thức gia đình số 27)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Vì sao Chủ tịch tỉnh Hải Dương phải chỉ đạo quyết liệt phòng chống bệnh dại?

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, Hải Dương ghi nhận 190 người dân bị chó, mèo tấn công, phải tiêm phòng dại.

Bình luận mới nhất