| Hotline: 0983.970.780

Những trái bom chết chóc nhất hành tinh: Những vụ thử bom rung chuyển địa cầu

Thứ Ba 12/01/2016 , 07:35 (GMT+7)

Nhân sự kiện CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm bom nhiệt hạch (bom H), báo Bussiness Insider điểm lại những vụ thử hạt nhân chết chóc nhất từ trước tới nay./ Khác biệt giữa bom H và bom A

Kể từ cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 15/7/1945, đã có thêm 2.051 vụ thử hạt nhân khác ở khắp thế giới. Và bom hạt nhân nhanh chóng trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều chỉ sau vài thập kỷ kể từ vụ thử đầu tiên.

Thiết bị nổ được đem ra thử nghiệm năm 1945 có sức công phá 20 kiloton (kiloton là cách gọi ngắn gọn của lượng nổ tương đương 1.000 tấn TNT), có nghĩa là quả bom có sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT. Chỉ trong vòng 20 năm, Mỹ và Liên Xô đã thử nghiệm các loại bom có sức công phá hơn 10 megaton, tức là hơn 10 triệu tấn TNT, gấp ít nhất 500 lần quả bom nguyên tử đầu tiên. Các vụ thử bom hạt nhân liệt kê sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần về sức công phá.

13-30-41_qun-do-mrshll
Quần đảo Marshall, nơi Mỹ từng thử nghiệm nhiều loại bom hạt nhân

Ngày 25/8 và 19/9/1962, trong vòng chưa đầy một tháng, Liên Xô tiến hành hai vụ thử bom hạt nhân với ký hiệu 158 và 168. Cả hai vụ thử đều diễn ra tại vùng Novaya Zemlya, một quần đảo phía bắc Liên Xô, gần với Bắc Băng Dương. Không có đoạn phim hay tấm ảnh nào được công bố nhưng cả hai cuộc thử nghiệm đều sử dụng những trái bom nguyên tử có sức công phá 10 megaton. Các vụ nổ biến thành tro than mọi thứ trong phạm vi gần 4,6 km2 tính từ tâm chấn, gây bỏng cấp độ 3 đối với mọi thứ trong phạm vi 2.823 km2 (gần bằng diện tích của Hà Nội tính cả vùng ngoài thành).

Ivy Mike - bom nhiệt hạch đầu tiên

Ngày 1/11/1952, Mỹ thử nghiệm loại bom được đặt tên là Ivy Mike over tại khu vực quần đảo Marshall (Thái Bình Dương). Ivy Mike là bom nhiệt hạch (bom H) đầu tiên trên thế giới, có sức công phá 10,4 megaton, mạnh hơn trái bom nguyên tử đầu tiên 700 lần.

Trái bom có sức mạnh khủng khiếp đến nỗi nó làm “bốc hơi” đảo Elugelab, nơi nó được kích nổ. “Di sản” nó để lại là một hố sâu gần 55m. Cột khói hình nấm của Ivy Mike bay cao hơn 48km rồi tan vào bầu khí quyển.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, Mỹ cho thử nghiệm loại bom có sức công phá còn lớn hơn. Bom Romeo là loại thứ hai trong chuỗi thử nghiệm mang tên Castle, được đưa ra thực nghiệm năm 1954. Các vụ nổ đều được thực hiện ở vùng đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall. Trái bom Castle Romeo có sức công phá đạt tới 11 megaton. 

Romeo là thiết bị đầu tiên của Mỹ được thử nghiệm trên một sà lan trong vùng nước mở thay vì trên đảo, điều này giúp quân đội Mỹ nhanh chóng di tản khỏi vùng ảnh hưởng. Vụ nổ thiêu đốt thành tro mọi thứ trong phạm vi 4,95 km2.

Các cuộc thử nghiệm tiếp tục diễn ra và sức công phá của trái bom ngày càng khủng khiếp hơn.

Ngày 23/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử mang ký hiệu 123 cũng ở vùng Novaya Zemlya. “Nhân vật chính” là quả bom hạt nhân có sức công phá 12,5 megaton. Sức mạnh của nó đủ biến thành tro mọi thứ trong phạm vi 5,5 km2, gây bỏng cấp độ 3 trong phạm vi 3.390 km, tương đương toàn bộ nội và ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, không có đoạn phim hay tấm ảnh nào về vụ nổ được Liên Xô công bố.

13-30-41_novy-zemly
Khu thử hạt nhân Novaya Zemlya có từ thời Liên Xô

Mặc dù thế, trước đó 7 năm, Mỹ đã thử nghiệm loại bom thậm chí còn mạnh hơn. Đó là trái bom Castle Yankee, loại bom mạnh thứ hai trong loạt bom mang tên hiệu Castle. Nó có sức công phá 13,5 megaton, được kích nổ ngày 4/5/1954. Bốn ngày sau vụ nổ, tro bụi của nó lan tới thành phố Mexico City, cách điểm thử nghiệm (quần đảo Marshall) gần 18.400km.

Loại bom mạnh nhất trong dòng Castle là loại Castle Bravo, được kích nổ ngày 28/2/1954. Đây là vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Lúc đầu, trái bom Bravo bị cho là chỉ có sức nổ 6 megaton. Nhưng trong thực tế, sức công phá của nó là… 15 megaton. Cột khói hình nấm của nó cao tới 38km.

Việc quân đội Mỹ tính nhầm sức nổ của quả bom đã dẫn đến hệ quả là khoảng 660 người trên quần đảo Marshall bị phơi nhiễm phóng xạ, một ngư dân Nhật cách nơi thử nghiệm gần 130km bị nhiễm xạ nặng và thiệt mạng.

Từ 5/8 đến 27/9/1962, Liên Xô liên tiếp thử nghiệm hạt nhân. Các cuộc thử 173, 174 và 147 được xem lần lượt là vụ nổ hạt nhân lớn thứ 5, 4 và 3 trong lịch sử nhân loại.

Cả ba vụ nổ đều có sức công phá 20 megaton, thiêu cháy mọi thứ trong phạm vi gần 8km2. Tiếp đó, ngày 24/12/1962, Liên Xô tiếp tục thử nghiệm bom hạt nhân ở vùng Novaya Zemlya. Sức công phá lần này là 24,2 megaton.

“Vua của các loại bom”

Những quả bom kinh hoàng nói trên nếu so với bom nhiệt hạch Tsar Bomba (Tsar có nghĩa là sa hoàng hay vua Nga), chỉ là nhãi nhép. Ngày 30/10/1961, Liên Xô thử nghiệm loại bom hạt nhân lớn nhất từng được loài người tạo ra và từng được thử nghiệm. Đây là vụ nổ nhân tạo lớn nhất trong lịch sử loài người cho đến nay. Vụ nổ có sức công phá gấp 3.000 lần trái bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima.

13-30-41_tsr_bomb_revised
Một quả bom Tsar Bomba-vua của các loại bom

Theo tạp chí Slate (Mỹ), “vua của các loại bom” làm vỡ kính của các tòa nhà cách nơi thử nghiệm 900km. Ánh chớp của vụ nổ có thể được nhìn thấy từ cự li gần 1.000km. Sức công phá của Tsar Bomba đạt khoảng 50-58 megaton, gấp đôi quả bom có sức công phá đứng ngay sau nó. Vụ nổ tạo ra cột lửa rộng 16,5 km2, gây bỏng cấp độ 3 trong phạm vi hơn 10.500km2, tức là gấp 3 lần Hà Nội. (Còn nữa)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.