| Hotline: 0983.970.780

Những vị tướng đầu tiên: Huyền thoại "Con gấu núi"

Thứ Ba 16/12/2014 , 06:49 (GMT+7)

Những câu chuyện về ông Trần Sơn Hùng (tức Thiếu tướng Hoàng Sâm), người chỉ huy bảo vệ căn cứ địa cách mạng, mang dấu ấn “huyền thoại” vẫn được kể bên bếp lửa đỏ của người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc…/ Nguyễn Bình đơn thương độc mã Nam chinh

Đấu súng với trùm phỉ Lỷ Síu

Hà Quảng, Cao Bằng cũng như nhiều năm trước, có không ít bọn phỉ cướp phá. Trùm phỉ Lỷ Síu muốn trấn áp, thị uy hai người chỉ huy đội du kích là ông Lê (tức Lê Quảng Ba) và ông Trần (tức Hoàng Sâm) nên chúng bày mẹo mời thi uống rượu, thi bắn súng.

Một hôm, trời quang, mát mẻ, chúng kéo quân về Pác Bó, đặt 1 khẩu trung liên trên đồi, chiếm điểm cao, 2 khẩu còn lại, 1 đặt trước, một đặt phía sau Pác Bó, sẵn sàng nhả đạn.

Một mình, một súng pặc-khoọc, cán bộ Trần Sơn Hùng, có nghĩa là “con gấu núi” họ Trần, đàng hoàng bước vào ổ phỉ.

Lỷ Síu ra đón ngay:

- Ông Lê có nhà mà không đến uống rượu với Síu này à?

Cán bộ Trần đáp lời:

- Ông Lê đang huấn luyện cho một đội quân, nếu cần, ông ấy sẽ đến. Có gì, ta sẽ mời ông ấy đến sau.

Thức ăn là những tảng thịt lợn, gà luộc chấm muối, rượu từ trong vò rót ra bát, tràn đầy mới dừng tay.

- Rượu ngon, xin mời ông Trần.

Ông Trần chưa bưng bát rượu lên mà thong thả bảo:

- Tôi có lời trước với ông là, ông nên ra lệnh cho quân ông đừng sơ sểnh mà cướp cò súng... Nếu có tiếng nổ, quân tôi tưởng là tôi ra lệnh, họ sẽ rót đạn vào đây. Bữa tiệc của ta mất vui. Ông thấy thế nào?

Bán tín, bán nghi, nhưng cũng e sợ, Lỷ Síu cho lệnh tháo đạn.

Ăn không bao nhiêu, nhưng rượu ông Trần uống thì hết bát này, cạn bát khác...

Lỷ Síu khen:

- Tửu lượng của ông quả là cao. Vui thế này ta nên mời ông Lê đến...

Cán bộ Lê tới, cùng uống rượu, bên hông vẫn kè kè khẩu pặc-khoọc (khẩu thứ hai của đội).

Xong tiệc, trùm phỉ mời 2 vị xuống núi dạo chơi. Là một tay ném lựu đạn trăm lần không sai lần nào, trùm phỉ lại gạ ném thi lựu đạn. Cách chỗ họ đứng khoảng 50m, Lỷ Síu cho xếp đá thành một vòng tròn đường kính khoảng 2m, rồi lịch sự nói:

- Xin mời ông Trần...

Trần Sơn Hùng rút ngay 4 quả lựu đạn Italia bên hông, hào phóng vung tay, đất đá cuội trong vòng tròn tung lên. Còn Lỷ Síu ném một quả chệch vòng tròn, lại không nổ. Lỷ Síu nói:

- Tôi ném lựu đạn chày quen tay...

Cán bộ Lê cười vui vẻ, ra lệnh cho đồng chí du kích đi theo:

- Đồng chí về báo cáo thủ kho, khiêng ra đây một thùng lựu đạn chày.

Thực ra ta chỉ có 18 quả, để trong 2 thùng, một thùng 8 quả, một thùng 10 quả! Cuộc thi ném lựu đạn bắt đầu. Ông Trần ném 4 quả 4 lần trúng đích, Lỷ Síu ném 4 quả, 4 lần ra ngoài. Chắp tay vái chào “kính lễ” xin có dịp tái ngộ, trùm phỉ ra lệnh rút quân.

Thiếu tướng Hoàng Sâm (1915-1969) đã giữ nhiều chức vụ quân sự chủ chốt: Khu trưởng Chiến khu 2, Tư lệnh Liên khu 3, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320, Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn rồi Quân khu Trị Thiên...
Năm 1948, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên (Sắc lệnh 111/SL) cùng 8 Thiếu tướng khác. Thiếu tướng Hoàng Sâm hy sinh năm 1969 tại chiến trường Trị Thiên.
Nhà nước đã truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh và tên ông được tên tên phố tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Cán bộ Lê và Trần cùng mấy anh em đi tắt đường chặn trước đường rút của bọn phỉ. Cho nạp thuốc nhồi mảnh gang vào nòng một loại súng kíp to, cán bộ Lê “khai hỏa”. Khẩu súng gầm lên, bụi cây bị cắt xén, cành lá bay tứ tung. Bọn phỉ còn cách xa, nhưng nghe tiếng nổ, sợ mất vía, chạy tán loạn.

Ông Lê và Trần đến gặp Lỷ Síu. Mặt tên trùm phỉ cắt không còn hạt máu, lắp bắp:

- Súng gì mà to thế các ông?

- À, súng mới nhận ở nước ngoài về. Quân chúng tôi đang tập trận, nên tôi phải đi trước về báo, kẻo lại bắn nhầm vào quân của ông.

Lỷ Síu trầm trồ:

- Các ông đi cách gì mà nhanh thế? Cũng may mà các ông về sớm. Xin đa tạ.

Lỷ Síu chắp hai tay lại, cúi đầu mấy lần:

- Xin đa tạ, đa tạ. Hẹn tái kiến, tái kiến...

Thế là rừng Pác Bó từ đó không thấy trùm phỉ Lỷ Síu xuất hiện. Và chuyện “đấu rượu, đấu súng” đã làm cho tất cả bọn phỉ biên giới “cạch mặt” hai ông “tướng Việt Minh” và đội du kích của đoàn thể Việt Minh được lan truyền khắp nơi. Sợ uy Việt Minh, một số nhóm phỉ khác trong vùng cũng phải dạt đi nơi khác.

Thổ phỉ nghe tiếng phải khiếp sợ

Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh tại làng Lệ Sơn, nay là làng Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Lệ Sơn nằm ở phía thượng nguồn con sông Gianh lịch sử. Một trong những danh thắng của Quảng Bình.

Ông Hoàng Sùng, con trai trưởng Thiếu tướng Hoàng Sâm chia sẻ: “Họ Hoàng là họ của Bác Hồ đặt cho cha tôi. Từ đây, đã trở thành họ chính thức của gia đình”.

Năm 12 tuổi đã đi theo cách mạng, Hoàng Sâm được tổ chức chọn sang Thái Lan học tập. Thời gian này Bác Hồ đang hoạt động tại đây, ông được chọn làm liên lạc cho Bác.

Năm 1933, Hoàng Sâm được kết nạp và Đảng Cộng sản Đông Dương, đi Trung Quốc rồi trở về Cao Bằng tham gia công tác Tỉnh ủy. Cuối năm 1940, Hoàng Sâm được cử đi dự lớp huấn luyện do Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… mở tại Tĩnh Tây Trung Quốc.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức được thành lập. Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Xích Thắng làm chính trị viên. Đội gồm 34 người, có 31 nam, 3 nữ biên chế thành 3 tiểu đội.

Họ là những chiến sĩ kiên cường, dũng cảm được chọn lựa từ trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng và một số người đi học nước ngoài về. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng Sâm, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập nên hai chiến công Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu truyền thống “Đánh thắng trận đầu” của quân đội ta”.

Ba năm sau, năm 1947, trong cuốn “Đội quân giải phóng” Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã viết: “Đây là Hoàng Sâm, đội trưởng, từ lúc bé đã thoát ly gia đình làm cách mạng, buôn tẩu từ trong nước sang Xiêm La (Thái Lan) và Trung Quốc, trở về hoạt động ở miền biên giới. Bao nhiêu năm truy nã, đã từng lặn lội trong dân chúng Kinh, Thổ, Mán, Nùng, đã từng vũ trang chiến đấu nhiều với quân tuần tiễu của Pháp và đã làm cho bọn thổ phỉ nghe tiếng là phải khiếp sợ”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm