| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống thay đổi của ngư dân trên thế giới

Nỗ lực bảo vệ biển khỏi rác thải

Thứ Tư 07/08/2019 , 08:50 (GMT+7)

Các ngư dân Italy đang tham gia vào một chiến dịch nhằm dọn dẹp rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa khỏi đại dương.

14-45-13_nh1
Rác thải lẫn trong cá mà ngư dân Italy thu được trong một lần kéo lưới. Ảnh: AFP.

Vào một đêm trăng thanh ngoài khơi bờ biển Italy hồi tháng 6, các ngư dân đang đánh bắt trong khu vực quen thuộc của mình. Sản phẩm họ thu được gồm mực nang, cá đối đỏ và rác thải nhựa. Nhưng lần này, khác với thường lệ, họ không vứt rác trở lại biển. Thay vào đó, rác thải được thu thập, phân tích và nếu có thể còn được tái chế. Đây là sáng kiến đang được thử nghiệm của dự án Clean Sea Life.

“Rất nhiều ngư dân trước đây vẫn vứt rác trả lại xuống biển bởi luật không cho phép họ mang chúng vào bờ”, Eleonora de Sabata, điều phối viên dự án Clean Sea Life với mục tiêu tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường biển, nói. “Họ không được phép mang chất thải về bờ. Tại cảng cũng không có nơi lưu trữ rác thải kiểu này và không ai rõ nên xử lý chúng ra sao”.

Bài toán nan giải trên được kỳ vọng sẽ không phải là vấn đề với khoảng 40 tàu đánh cá hoạt động trên biển Adriatic, ngoài khơi thành phố San Benedetto del Tronto, bởi họ đang tham gia sáng kiến của Clean Sea Life.

Từ khi bắt đầu, cá ngư dân đã thu thập khoảng một tấn rác thải mỗi tuần trong vòng một tháng với 60% là rác thải nhữa. Mỗi ngày, các tình nguyện viên lại lập danh mục và phân loại rác thải tại cảng. Một số được tái chế, số khác được phân hủy cùng chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp, nhưng không có bất kỳ mẩu rác nào trở lại biển.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ khép lại vào ngày 7/6 nhưng nó đã được mở rộng kéo dài qua các tháng hè. Nhà tổ chức hy vọng dự án sẽ mang đến giải pháp quản lý chất thải có thể được áp dụng ở quy mô lớn hơn, thậm chí trên toàn Italy.

Hầu hết rác thải mà ngư dân gom được chủ yếu là đồ dùng một lần như chai lọ, bát đĩa, dao dĩa nhựa, nhưng đôi khi cũng có lưới cũ dùng để đánh bắt cá hoặc nuôi trai hay các đồ vật bằng nhựa ngẫu nhiên khác, từ sản phẩm y tế hay những bộ phận của máy fax.

Ngư dân Claudio Uriani, 62 tuổi, phân loại những thứ vớt được vào những chiếc sọt khác nhau để bán ở chợ. Sọt luôn quá tải là chiếc chứa đồ nhựa.

“Nếu chúng tôi không gom, chẳng có ai trên đất liền sẽ gom chúng”, ông nói. “Nếu cá ăn phải nhưa, chúng sẽ bị ốm và chúng ta cũng có thể bị ốm”.

Một nghiên cứu do Thư viện Khoa học Công cộng (PLOS) công bố năm 2015 ước tính Địa Trung Hải chứa từ 1.000 đến 3.000 tấn nhựa trôi nổi còn lượng rác thải nhựa dưới đáy biển thì chưa thể xác định. Hàng năm, sông Nile đổ ra Địa Trung Hải ít nhất 1.500 tấn nhựa. Xác cá nhà táng thường xuyên trôi dạt lên bờ biển Italy và trong bụng chúng chứa đầy nhựa.

Hồi tháng ba, các nhà lập pháp châu Âu thông qua luật mới cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong EU bắt đầu từ năm 2021. Một dự thảo luật về việc xử lý các chất thải hiện nay cũng đã được trình lên quốc hội Italy.

Theo luật hiện hành, nếu ngư dân thu hồi và xử lý rác mà họ vướng vào trong lúc đánh bắt, họ có thể bị truy tố với cáo buộc vận chuyển rác thải trái phép.

“Nhưng nếu ngư dân phục vụ cộng đồng thông qua việc đưa rác thải lên bờ, họ không nên bị xử phạt”, quan chức bến cảng Mauro Colarossi đánh giá.

Đến nay, 1/4 lượng rác thải thu được đều có khả năng tái chế, tùy thuộc vào việc polymer trong nhựa có còn trong tình trạng đủ tốt hay không sau khi bị ngâm nước muối, De Sabata cho hay.

Vấn đề môi trường không chỉ nằm ở việc ngăn chặn nhựa thâm nhập chuỗi thức ăn. Nếu một hộp sơn mắc vào lưới đánh cá của ngư dân, toàn bộ sản phẩm khai thác được sẽ bị nhiễm độc và phải loại bỏ.

Tương tự như vậy, việc ngư dân bị mắc quá nhiều nhựa trong lưới của họ sẽ khiến năng suất đánh bắt giảm đáng kể. “Vấn đề là ở biển nhưng giải pháp lại từ trên đất liền. Phải có một giải pháp chính trị, chúng ta cần đi từ báo động đến hành động”, De Sabata nhấn mạnh.

Khi con thuyền của thuyền trưởng Stefano Voltattorni trở về cảng sau đêm đánh cá, cả cá lẫn rác thải đều được chất lên bến cảng. “Nếu chúng ta làm việc này trong một năm, thay vì một tháng, biển sẽ sạch ngay”, Voltattorni nói.

Ước tính 80% rác thải trên biển đến từ đất liền và 20% đến từ tàu thuyền và ngành đánh bắt thủy hải sản. “Giá trị của thí nghiệm này là nhằm tìm ra những thứ gì đang ở dưới đáy biển, tìm hiểu xem chúng có thể được tái chế ở mức độ nào và làm thế nào để quản lý lượng chất thải này”, De Sabata nói. “Tất cả thông tin sẽ giúp cho những người có thẩm quyền đưa ra quyết định chính trị và hơn thế nữa”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm