| Hotline: 0983.970.780

Nói đến nông nghiệp là phục vụ nông dân

Thứ Năm 03/12/2020 , 15:35 (GMT+7)

Là một người xuất thân từ ngành nông nghiệp và gắn bó với ngành nông nghiệp rất nhiều năm, tôi hiểu rõ các thuận lợi và khó khăn của ngành nông nghiệp Bạc Liêu.

Ông Dương Thành Trung (thứ hai từ trái sang) trong một chuyến kiểm tra tình hình hạn mặn mùa khô 2019-2020. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Dương Thành Trung (thứ hai từ trái sang) trong một chuyến kiểm tra tình hình hạn mặn mùa khô 2019-2020. Ảnh: Trọng Linh.

1. Từ khi có Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương chủ động rà soát, xây dựng, triển khai các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyên ngành phù hợp với điều kiện cụ thể, quy luật tự nhiên, xác định sống chung với hạn, mặn.

Như chúng ta đã chứng kiến, đợt hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL đã xảy ra khốc liệt hơn đợt hạn, mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016 và khu vực ĐBSCL đã có 6/13 tỉnh phải công bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn.

Có thể nói công tác phòng chống hạn, mặn vừa qua rất thành công, Bạc Liêu áp dụng tốt các nhóm giải pháp công trình và phi công trình, đặc biệt là công tác thông tin, truyền thông với sự góp sức tích cực của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

2. Bản thân tôi xuất thân từ ngành nông nghiệp nên rất tâm huyết lĩnh vực này. 

Tôi gửi gắm ý tưởng và đưa ra quan điểm của mình trên tờ báo này đó là:

Báo Nông nghiệp Việt Nam gần gũi với người sản xuất nông nghiệp, nói đến nông nghiệp là phục vụ nông dân, nông dân có thu nhập cao, cuộc sống ổn định và phát triển là nông nghiệp phát triển.

Đây là tờ báo có nội dung phong phú, truyền tải thông tin nhiều lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp, giúp cho người dân nắm được nhiều thông tin và có thể nghiên cứu, tham khảo áp dụng vào thực tế sản xuất.

Đặc biệt, qua tờ báo này đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà, kịp thời phổ biến chủ trương tái cơ cấu của ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, các chính sách liên quan đến hỗ trợ sản xuất, quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dự báo tình hình dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, hạn hán, xâm nhập mặn… đến người sản xuất. Nhiều mô hình giống cây, con được ứng dụng và nhân rộng vào sản xuất, trong đó nổi bật nhất là mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh áp dụng công nghệ cao, mô hình nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP, mô hình tôm - lúa…  

Định hướng phát triển từng đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh.

 Báo Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần trong việc thực hiện thắng lợi việc ứng phó với đợt hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020 vừa qua. Ảnh: Trọng Linh.

 Báo Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần trong việc thực hiện thắng lợi việc ứng phó với đợt hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020 vừa qua. Ảnh: Trọng Linh.

3. Nhìn lại chặng đường 75 năm Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Tuyên giáo Trung ương… về các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Đặc biệt, đối với tỉnh Bạc Liêu, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp tốt với các Sở, Ban ngành tỉnh và địa phương để tổ chức thông tin tuyên truyền các nội dung thuộc lĩnh vực nông nghiệp và mang lại hiệu quả cao, góp phần giúp Bạc Liêu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đối với ngành nông nghiệp.

Bản thân tôi xuất thân từ ngành nông nghiệp và là một độc giả thường xuyên của Báo, tôi kỳ vọng và gởi tâm huyết đến Báo Nông nghiệp Việt nam và những người làm báo viết về nông nghiệp:

Cần tiếp tục duy trì và là kênh thông tin quan trọng, định hướng tốt về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân và các độc giả, là một kênh truyền tải các thông tin chỉ đạo, điều hành, quản lý đối với ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền địa phương. Là tài liệu hữu ích đối với người nông dân, HTX, doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Thường xuyên cập nhật, đổi mới hình thức lẫn nội dung ngày một phong phú, đa dạng hơn; cần chú trọng đưa thông tin về những mô hình hay, những cách làm mới trong thực tế đến với người nông dân kịp thời, sâu sát hơn.

Thông qua tờ báo này, tôi mong sẽ kết nối được nhà quản lý, nhà khoa học, nhà băng, nhà doanh nghiệp... với người nông dân, tạo mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả hơn để giúp nâng cao mức sống cho người nông dân; khiến người nông dân coi tờ báo này là một tư liệu bổ ích trong sản xuất của họ.

Người làm báo viết về ngành nông nghiệp phải thực sự tâm huyết với nghề, với ngành nông nghiệp, đi sâu sát vào thực tiễn, phản ánh đúng người thật việc thật, chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ đến với người nông dân một cách chính xác và dễ hiểu để người nông dân ứng dụng, nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

 Công tác phòng chống hạn, mặn vừa qua đã rất thành công, do tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng tốt các nhóm giải pháp công trình và phi công trình. Ảnh: Trọng Linh.

 Công tác phòng chống hạn, mặn vừa qua đã rất thành công, do tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng tốt các nhóm giải pháp công trình và phi công trình. Ảnh: Trọng Linh.

4. Báo Nông nghiệp Việt Nam là một tờ báo đáng tin cậy, cung cấp thông tin phong phú trong các lĩnh vực như thời sự, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, đặc biệt Báo Nông nghiệp Việt Nam là tờ báo thông tin chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Bên cạnh đó, trang báo mạng nông nghiệp Việt Nam mang tính thời sự nhanh, phản ánh nhiều vấn đề mới, chuyển tải nguyện vọng của nông dân về những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Để giúp cho tờ Báo Nông nghiệp Việt Nam xứng tầm hơn, tôi có một số ý kiến đối với Ban Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam như sau:

Ban Biên tập kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các bộ có đạo đức, có tâm huyết và có tầm nhìn đối với nghề báo, gắn bó chặt chẽ và đồng hành cùng với ngành nông nghiệp và người nông dân.

Ban Biên tập phải luôn luôn đổi mới, nghiên cứu cải tiến về cả hình thức lẫn nội dung, đưa những thông tin thiết thực và bổ ích đến người nông dân, ưu tiên những bài viết về chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ, những mô hình mới, hiệu quả để nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Hiện nay, tôi nhận thấy nông dân trong vùng ĐBSCL còn thiếu thông tin thị trường. Tôi đề xuất đến Ban Biên tập cần tăng cường thông tin dự báo thị trường về nông nghiệp trong và người nước.

Cần thông tin tình hình giá cả các mặt hàng nông sản, phân bón, thuốc BVTV, đặc biệt cần phản ánh tình trạng phân bón kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái len lỏi vào vùng nông thôn gây thiệt hại trong sản xuất của bà con nông dân.

Hơn nữa, thông qua Báo Nông nghiệp Việt Nam, những thông tin hữu ích sẽ giúp nâng cao kiến thức, biết nhận dạng các mặt hàng vật tư nông nghiệp chất lượng, sử dụng có hiệu quả, để giúp thực hành sản xuất tốt nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có giải pháp tốt nhất để tờ Báo Nông nghiệp Việt Nam mang những thông tin bổ ích đến được với nông dân. Hiện nay người dân tiếp cận với báo còn hạn chế.

Kịp thời thông tin những nội dung thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về những kết quả trong xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... để tạo động lực phấn đấu cho người nông dân, gắn bó với nông nghiệp, nông thôn.

5Có thể nói, các đồng chí phóng viên Báo nông nghiệp Việt Nam rất nhiệt tình trong mọi trường hợp và luôn có mặt khi cần, đặc biệt là trong những lần chỉ đạo thực tiễn, tôi đã cùng anh em Báo Nông nghiệp Việt Nam xuống địa bàn (nhất là những khu vực xa xôi, đi lại khó khăn, thời điểm mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn…) để ghi nhận và phản ánh những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất của người dân.

Các anh em Báo Nông nghiệp Việt Nam rất nhiệt tình và tâm huyết với ngành nông nghiệp, không ngại khó khăn, vất vả, cùng với tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin truyền thông ngành nông nghiệp.

DƯƠNG THÀNH TRUNG, CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẠC LIÊU

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm