| Hotline: 0983.970.780

Nông dân không thể ra đồng thu hoạch vì phải có giấy test nhanh

Thứ Tư 14/07/2021 , 12:26 (GMT+7)

Tiền Giang Nhiều nông dân vùng chuyên canh khóm dứa Tân Phước (Tiền Giang) rất bức xúc trước việc chính quyền cấp xã rào chắn đường giao thông không cho nông dân ra đồng.

Những ngày gần đây, khi tỉnh Tiền Giang thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách xã hội 10/11 huyện thị, thành phố có những vụ việc khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cụ thể, theo phản ánh của nông dân vùng chuyên canh cây khóm (dứa) tại huyện Tân Phước cho biết: Hiện nay, nhiều cánh đồng đã chín đến vụ phải thu hoạch.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương rào chắn đường giao thông, không cho nông dân, thương lái vào ruộng khi chưa có kết quả test nhanh âm tính với SARS CoV-2.

Nông dân cho biết, để ra đồng chính quyền yêu cầu phải có giấy test nhanh Covid-19. Ảnh: MĐ.

Nông dân cho biết, để ra đồng chính quyền yêu cầu phải có giấy test nhanh Covid-19. Ảnh: MĐ.

Gia đình bà Phạm Thị Ngọc Tuyền (ở ấp Phú Xuân, xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) có 5,5 ha dứa ở xã Thạnh Mỹ và Tân Hòa Đông đã chín rộ, phải thu hoạch rất bức xúc:

“Ở huyện không cho đi thu hoạch, không cho người vô thu mua luôn. Yêu cầu có giấy test nhanh mới cho đi. Dứa hiện nay chín đỏ đồng mà không cho lái vô cân, xã nào cũng vậy hết.".

Còn ông Huỳnh Văn Thuận chủ vựa Hiếu Châu tại Thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước cho hay đã hợp đồng thu mua với nhà nông. Tuy nhiên, ông Thuận không thể vào thu nhận dứa do không có giấy test nhanh âm tính với SARS-CoV-2.

Chốt chặn không cho người dân qua, ra đồng và yêu cầu phải có giấy test nhanh. Ảnh: MĐ.

Chốt chặn không cho người dân qua, ra đồng và yêu cầu phải có giấy test nhanh. Ảnh:.

“Bây giờ đầu ngõ ngách đều bị chặn hết trơn rồi, con đường đi vô xã Thạnh Tân, Thạnh Mỹ… đều bị rào hết không đi được. Hồi sáng tôi đi cân dứa mà không đi được. Họ đòi có giấy test nhanh mới được đi. Tôi thấy chỉ thị 16 đâu có cấm mua bán ”.

Dứa là loại cây trồng chủ lực  thích hợp với thổ nhưỡng của vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Diện tích dứa của địa phương này hơn 15.000 ha, cho sản lượng khoảng 250 ngàn tấn/năm, đứng hàng đầu trong cả nước.  Phần lớn, đời sống người dân nơi đây gắn bó với nghề trồng dứa. Việc không thương lái đi vào ruộng thu mua dứa của nông dân thì cả thương lái và  người trồng  đều bị thiệt hại nặng nề.

Nhiều cánh đồng khóm đã đến vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn. Ảnh: MĐ.

Nhiều cánh đồng khóm đã đến vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn. Ảnh: MĐ.

Qua tìm hiểu, sở dĩ nhiều xã ở huyện Tân Phước không cho nông dân đi đến ruộng là địa phương muốn thực hiện nghiêm giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tránh lây lan dịch Covid-19.  Tuy nhiên chính quyền và lực lượng làm nhiệm vụ nơi đây, cấm không cho người nông dân đi ra đồng thu hoạch dứa đã tới lứa, không cho thương lái tại chỗ đi mua  là không  hợp lý.

Hơn nữa theo văn bản số 3550 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về  thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ không cấm người dân lao động sản xuất, cũng không yêu cầu người dân trong tỉnh đi lại trên địa bàn phải test nhanh SARS-CoV-2.

UBND tỉnh chỉ yêu cầu các trường hợp ra khỏi nhà phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, không tụ tập đông người…

Về vấn đề này, ông Đoàn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Tân Phước cho biết, huyện không có chủ trương cấm nông dân trong lao động sản xuất nhất là thu hoạch. UBND huyện sẽ kiểm tra, chấn chỉnh vấn đề này.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.