| Hotline: 0983.970.780

Nông dân phấn khích với năng suất giống lúa TBR97

Thứ Năm 27/04/2023 , 16:39 (GMT+7)

KON TUM Nhìn ruộng lúa áng chừng năng suất chỉ khoảng 8 - 9 tấn (lúa tươi)/ha, song gặt thống kê thực tế cho thấy ruộng lúa TBR97 cho năng suất lên tới 11 tấn/ha.

Rất nhiều hộ dân ở huyện Sa Thầy quan tâm đến giống lúa TBR97. Ảnh: Tuấn Anh.

Rất nhiều hộ dân ở huyện Sa Thầy quan tâm đến giống lúa TBR97. Ảnh: Tuấn Anh.

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá giống lúa TBR97.

Theo báo cáo của huyện Sa Thầy, huyện có diện tích lúa nước tương đối lớn với tổng diện tích 1.895ha, trong đó vụ đông xuân 680ha, vụ mùa 1.215ha (lúa ruộng 795ha, lúa rẫy 420ha). Để tuyển chọn một số giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những giống lúa cũ hiện nay đang bị thoái hóa, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy phối hợp ThaiBinh Seed thực hiện sản xuất trình diễn giống lúa TBR97 tại thôn Hòa Bình, xã Sa Nghĩa.

Việc sản xuất trình diễn giống lúa TBR97 nhằm đánh giá tính thích ứng của giống trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương, đồng thời kiểm tra, đánh giá năng suất, chất lượng của giống.

Theo đó, có 3 hộ tham gia mô hình sản xuất trình diễn với diện tích 0,5ha tại cánh đồng thôn Hòa Bình (xã Sa Nghĩa) và thôn Nhơn An (xã Sa Nhơn). Lượng giống sạ khoảng 12kg/1.000m2, thời gian sinh trưởng 110 -115 ngày.

Nông dân tham quan cánh đồng lúa xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Ảnh: Tuấn Anh.

Nông dân tham quan cánh đồng lúa xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Ảnh: Tuấn Anh.

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy, đầu vụ đông xuân 2023, diễn biến thời tiết thuận lợi cho lúa TBR97 sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn đẻ nhánh thời tiết lạnh kéo dài dẫn đến thời gian sinh trưởng của lúa kéo dài. Đặc biệt, giai đoạn lúa trổ bông gặp mưa giông ban ngày nên đã ảnh hưởng đến năng suất.

Kết quả sản xuất cho thấy, giống lúa TBR97 có chiều cao cây phù hợp, cứng cây, bộ lá phát triển tốt. Cây lúa TBR97 tương đối sạch bệnh, các đối tượng sâu bệnh xuất hiện nhưng với mật độ thấp. Giống chống chịu bệnh đạo ôn và rầy nâu khá tốt, nhiễm nhẹ bệnh bạc lá và đốm nâu. Qua các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy giống lúa TBR97 năng suất thực thu đạt 72,5 tạ/ha. Từ kết quả theo dõi xuyên suốt cả vụ đông xuân 2023 cho thấy, giống lúa TBR97 sinh trưởng phát triển qua các thời kỳ đạt yêu cầu.

Ông Lê Văn Dũng (thôn Nhơn An, xã Sa Nhơn) cho biết, ban đầu gia đình ông rất e ngại sử dụng giống lúa mới, nhưng khi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện giới thiệu giống lúa TBR97 ít sâu bệnh, ông quyết định trồng thử nghiệm 700m2 trên khu ruộng 3.000m2 của gia đình.

Quả thật, với giống lúa TBR97, gia đình gần như không phải tốn tiền mua thuốc trừ sâu bệnh. Thậm chí các ruộng lúa xung quanh đều phun thuốc trừ sâu nhưng quá trình sinh trưởng và phát triển vẫn không bằng TBR97. Mặt khác, giống lúa TBR97 có ưu điểm thấp cây, không bị ảnh hưởng bới các cơn mưa, gió.

Về năng suất, ông Dũng khẳng định: “Ruộng lúa TBR07 chắc chắn không dưới 9 tấn/ha, như vậy cao hơn rất nhiều các giống lúa khác mà gia đình đã trồng trước đó”.

Nhiều hộ dân mong muốn sớm được tiếp cận giống lúa TBR97 trong thời gian tới. Ảnh: Tuấn Anh.

Nhiều hộ dân mong muốn sớm được tiếp cận giống lúa TBR97 trong thời gian tới. Ảnh: Tuấn Anh.

Phấn khích sau khi tham quan thực tế giống lúa TBR97, ông Nguyễn Văn Binh (thôn Đức Lý, xã Sa Nhơn) đánh giá: "Tham quan trực tiếp mô hình chúng tôi dự đoán giống lúa thuần TBR97 có thể đạt năng suất 8 - 9 tạ/sào (sào 1.000m2, tức 8 - 9 tấn/ha). Tuy nhiên, khi gặt thống kê trực tiếp 1m2, giống lúa TBR97 cho năng suất ngoài tưởng tượng, đạt 1,1kg (tương đương khoảng 11 tấn thóc tươi/ha). Nhìn những hạt lúa xếp chồng lên nhau, chúng tôi rất thích thú. Chưa kể, giống lúa này ít nhiễm sâu bệnh, điều mà bà con rất lo ngại khi lựa chọn giống lúa mới vì sợ sâu bệnh".

“Với những ưu điểm vượt trội, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương sớm đưa vào cơ cấu, cung ứng giống lúa TBR97 cho bà con sản xuất” ông Binh mong muốn.

Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy cho biết, từ kết quả mô hình trình diễn, Trung tâm đã đề nghị TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục tổ chức trình diễn với quy mô lớn hơn trong các vụ tiếp theo để có kết quả đánh giá tốt hơn nhằm đưa giống TBR97 vào cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

“Đối với các xã, thị trấn, thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh gieo cấy giống lúa mới, trong đó có giống lúa TBR97 nhằm dần thay thế các giống lúa cũ kém hiệu quả”, bà Dung chia sẻ.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất