| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Bình Thuận 'chạy nước rút' 3 tháng cuối năm

Thứ Tư 06/10/2021 , 13:00 (GMT+7)

Một số lĩnh vực sản xuất ngành nông nghiệp Bình Thuận đã bị tụt giảm trong 9 tháng đầu năm 2021 do dịch bệnh Covid-19, đòi hỏi phải "tăng tốc" trong 3 tháng cuối năm.

Khai thác hải sản giảm đáng kể

Những tháng đầu năm 2021, tình hình thời tiết và nguồn nước ở một số khu vực phía nam của tỉnh Bình Thuận xảy ra tình trạng nắng nóng kéo dài, gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

Do đó vụ đông xuân 2020 - 2021, ngành nông nghiệp tỉnh này phải điều chỉnh cắt giảm không bố trí sản xuất 290 ha lúa tại huyện Hàm Thuận Nam và Thị xã La Gi. Ở vụ hè thu, nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản xuất lúa 9 tháng đầu năm của Bình Thuận vẫn tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: KS.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản xuất lúa 9 tháng đầu năm của Bình Thuận vẫn tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: KS.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 135.217 ha, bằng 70,1% kế hoạch cả năm và tăng 11,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng lương thực (vụ đông xuân và hè thu) ước đạt 546.170 tấn, tăng 17,4% so cùng kỳ.

Diện tích thanh long sản xuất VietGAP đạt 11.424 ha, tăng 11,3% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 8.184 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày như bắp, rau, đậu các loại… có hiệu quả hơn.

Về chăn nuôi, vẫn tương đối ổn định. Đàn bò, lợn và gia cầm tăng so cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, đàn bò đạt 173.500 con, tăng 1,2% so cùng kỳ; đàn lợn 302.500 con, tăng 7,9% so cùng kỳ; đàn gia cầm hơn 4,4 triệu con, tăng 17,9% so cùng kỳ

Về thủy sản, những tháng đầu năm, nhìn chung thời tiết và ngư trường diễn biến không thuận lợi nên hoạt động đánh bắt thủy sản ít hiệu quả. Tuy nhiên, từ tháng 4/2021, ngư dân bước vào mùa vụ khai thác chính của năm (vụ cá nam) thời tiết, ngư trường trên vùng biển của tỉnh diễn biến thuận lợi.

Khai thác hải sản đã giảm đáng kể trong 9 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.  Ảnh: KS.

Khai thác hải sản đã giảm đáng kể trong 9 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.  Ảnh: KS.

Các nghề lưới rê, lặn, mành chà, mành mực, lưới kéo, lồng bẫy... hoạt động hiệu quả. Một số loài thủy sản có sản lượng đánh bắt cao như cá trích, cá nục, cá ngừ, cá bạc má, ghẹ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (sò lông, sò điệp…).

Tuy nhiên từ nửa cuối tháng 7/2021 đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, 2 địa phương nghề cá trọng điểm là Thị xã La Gi và TP Phan Thiết thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, cùng với một số địa phương vùng biển khác phong tỏa các khu vực có ca nhiễm cộng đồng nên tạm dừng hoạt động khai thác…

Từ đó hoạt động khai thác, tiêu thụ hải sản bị ảnh hưởng đáng kể. Sản lượng khai thác hải sản 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 160.400 tấn (bằng 76,3% kế hoạch cả năm), giảm 2,5% so cùng kỳ…

"Chạy nước rút" 3 tháng cuối năm

3 tháng cuối năm 2021, ngành nông nghiệp Bình Thuận đã đề ra những giải pháp để “chạy nước rút”, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu chủ yếu được tỉnh giao.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đang 'chạy nước rút' những tháng còn lại trong năm 2011. Ảnh: KS.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đang "chạy nước rút" những tháng còn lại trong năm 2011. Ảnh: KS.

Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, giải pháp của ngành nông nghiệp sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, song đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.

Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời, phát triển, nhân rộng các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Tiếp tục sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, VietGAP đối với cây trồng chủ lực, cây có giá trị kinh tế cao tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao.

Ngành nông nghiệp khuyến khích chuyển mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Ảnh: KS.

Ngành nông nghiệp khuyến khích chuyển mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Ảnh: KS.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp Bình Thuận cũng sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa 2021 đạt kết quả, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 797.454 tấn lương thực cả năm.

Song song đó, tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn gắn với kiểm soát thú y và hoạt động giết mổ tập trung, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh. Khuyến khích chăn nuôi khép kín, liên kết các khâu trong chuỗi giá trị…

Về thủy sản, ngành nông nghiệp Bình Thuận tiếp tục triển khai tốt kế hoạch sản xuất vụ cá nam và vụ cá bắc năm 2021, gắn với chỉ đạo nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trong và sau thu hoạch.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, không để xảy ra tình trạng tàu cá của tỉnh đánh bắt hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.

9 tháng đầu năm, Bình Thuận đã tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh tiêu thụ và giữ vững uy tín tôm giống Bình Thuận trên thị trường; phấn đấu đưa sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ năm 2021 đạt 24,5 tỷ post.

Cùng với đó, theo dõi, đôn đốc các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt giao khoán bảo vệ rừng, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh rừng; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong chế biến và xuất khẩu nông, thủy sản cả về sản phẩm và thị trường.

Xem thêm
Nuôi heo và chim công, lối đi khác biệt né rủi ro thị trường

CẦN THƠ Kết hợp giữa nuôi heo và chim công giúp anh Toản đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, tránh được rủi ro từ biến động thị trường.

Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược

CÀ MAU Với cách làm đi ngược với xu thế chung trong nuôi tôm công nghiệp, một người đàn ông ở Cà Mau đã thành công với mô hình nuôi tôm sạch bằng thảo dược.

Bà con miền Bắc nên trồng hoa gì cho dịp Tết Ất Tỵ?

Bão số 3 đã vùi dập hầu hết các vùng trồng hoa ở phía Bắc. Chỉ còn 3 tháng nữa là đến Tết, vậy nên trồng hoa gì để có đủ hoa cho Tết?

Tiến tới nông thôn số - nông dân số

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh lấy người dân làm trung tâm.

Bình luận mới nhất