| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Cao Bằng vượt khó để tăng trưởng

Thứ Bảy 05/02/2022 , 10:44 (GMT+7)

Năm 2021, ngành nông nghiệp của tỉnh biên giới Cao Bằng đạt mức tăng trưởng khá, nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận.

Cây trúc sào đem lại thu nhập cao cho người dân huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Cây trúc sào đem lại thu nhập cao cho người dân huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Cao Bằng luôn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế làm tốt công tác quy hoạch sản xuất; tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học, công nghệ, sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa phục vụ các cơ sở chế biến, xuất khẩu.

Các địa phương cụ thể hóa Đề án nông nghiệp thông minh, phát triển cây ăn quả, cây đặc sản đặc hữu, phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây dược liệu, trồng trúc sào, cây dong riềng, thuốc lá chất lượng cao…;

Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh;

Nuôi trâu, bò vỗ béo là hướng đi mới ở nhiều địa phương tại Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Nuôi trâu, bò vỗ béo là hướng đi mới ở nhiều địa phương tại Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Tăng cường quản lý về thị trường vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi, điều tiết về cung cầu hàng hóa. Thực hiện hiệu quả chương trình cung ứng phân bón theo phương thức chậm trả, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất đúng mùa vụ...   

Năm 2021, tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 282,9 nghìn tấn, đạt 102,8% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt 56,5%; giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện tích đạt 42 triệu đồng/ha; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 91%...

Tỉnh tiếp tục hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến công sữa nghệ cao tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa; khôi phục tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi; triển khai các dự án khôi phục đàn trâu, bò sinh sản, vỗ béo; chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi đàn gia cầm theo hướng an toàn sinh học; khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các địa bàn trọng điểm.

Nhiều địa phương hình thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả. Ảnh: Công Hải.

Nhiều địa phương hình thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả. Ảnh: Công Hải.

Đến nay, tổng đàn trâu 101.387 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 919,26 tấn; đàn bò 109.086 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.100 tấn; đàn lợn 302.193 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 13.315 tấn. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 1.292 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm toàn tỉnh bố trí gần 162 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng đầu tư cho các xã đạt hơn 1.302 tỷ đồng. Kết thúc năm, tỉnh phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 2 huyện Quảng Hòa, Nguyên Bình phấn đấu đưa 4 xã về đích trước thời hạn.

Công tác di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở được đẩy mạnh, toàn tỉnh có 2.600 hộ di dời, đạt 100% kế hoạch. Chương trình OCOP có 34 sản phẩm đăng kí tham gia 3 sao cấp tỉnh. Kết quả có 30 sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, nâng số sản phẩm được công nhận lên 54 sản phẩm.

Trồng dưa trong nhà lưới tại Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Anh, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Trồng dưa trong nhà lưới tại Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Anh, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Thực hiện chủ trương của tỉnh trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là giải quyết khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản, toàn tỉnh thành lập mới 22 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 118 hợp tác xã; thành lập mới 1 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Xúc tiến hoàn thiện các thủ tục công nhận 3 làng nghề, nâng tổng số làng nghề của tỉnh được công nhận lên 5 làng.

Ông Nguyễn Ngọc Truân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cao Bằng cho biết: Năm 2022, ngành nông nghiệp tăng cường công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện hiệu quả Đề án nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030; Chú trọng thâm canh, chăm sóc tốt diện tích các cây trồng, mở rộng vùng sản xuất hàng hóa, cây trồng thế mạnh;

Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á đưa sản phẩm miến dong chất lượng cao ra thị trường ngoài tỉnh. Ảnh: Công Hải.

Hợp tác xã nông sản Tân Việt Á đưa sản phẩm miến dong chất lượng cao ra thị trường ngoài tỉnh. Ảnh: Công Hải.

Tập trung nguồn lực để đầu tư thủy lợi; cung ứng vật tư nông nghiệp; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả, không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại cây phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; tiếp tục thực hiện hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ về trồng rừng, di dời chuồng trại, phát triển chăn nuôi gia súc;

Tiếp tục triển khai các giải pháp chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gia trại, trang trại; Phấn đấu đạt tổng sản phẩm GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,8 - 3,2%; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 44 triệu đồng/ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,19%; thêm 5 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 92%; 2.215 hộ chăn nuôi đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.