| Hotline: 0983.970.780

Nữ minh tinh Angelina Jolie làm đại sứ bảo vệ loài ong

Thứ Sáu 21/05/2021 , 14:50 (GMT+7)

Nữ minh tinh Hollywood Angelina Jolie vừa có bức hình cùng những chia sẻ để đời nhân Ngày Ong Thế giới nhằm bảo vệ quần thể ong đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa.

Bức ảnh chụp chân dung Angelina Jolie được 'bao phủ' bời một đàn ong mật. Ảnh: National Geographic

Bức ảnh chụp chân dung Angelina Jolie được "bao phủ" bời một đàn ong mật. Ảnh: National Geographic

Theo đó, bà mẹ đơn thân 45 tuổi có 6 đứa con nổi tiếng thế giới đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ National Geographic nhân Ngày Ong Thế giới (20/5).

“Chúng ta đang lo lắng về quá nhiều thứ trên khắp thế giới và rất nhiều người đang cảm thấy choáng ngợp với những tin tức xấu và thực tế đang đổ vỡ. Tuy nhiên đây là điều trong tầm tay mà chúng ta có thể quản lý được khi mỗi người đều chung tay góp vào làm phần việc của mình", Angelina Jolie nói.

Angelina Jolie đã được chỉ định là "mẹ đỡ đầu" cho phong trào mang tên Women for Bees, một chương trình do Tổ chức UNESCO của Liên Hợp quốc phát động nhằm đào tạo và hỗ trợ các chị em phụ nữ nuôi ong trên toàn thế giới.

"Tôi có sáu đứa con và rất nhiều chuyện đang xảy ra. Và tôi không biết làm thế nào để trở thành bất cứ thứ gì gọi là 'hoàn hảo'. Vì vậy nếu chúng ta có thể giúp đỡ nhau thì hãy nói ‘Chặng đường còn ở phía trước’, và đây là điều bạn có thể làm với con mình", bà Jolie chia sẻ về sứ mệnh mới của mình.

Thông điệp của Liên Hợp quốc trong Ngày Ong Thế giới năm nay có nội dung: Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào sự sống còn của loài ong và các loài thụ phấn khác, chẳng hạn như bướm, dơi và chim ruồi, đang ngày càng bị đe dọa từ các hoạt động của con người.

Ba trong số bốn loại cây trồng trên toàn cầu tạo ra trái cây hoặc hạt để sử dụng làm thực phẩm cho con người, ít nhất một phần phụ thuộc vào loài ong và các loài thụ phấn khác. Ảnh: FAO/Greg Beals

Ba trong số bốn loại cây trồng trên toàn cầu tạo ra trái cây hoặc hạt để sử dụng làm thực phẩm cho con người, ít nhất một phần phụ thuộc vào loài ong và các loài thụ phấn khác. Ảnh: FAO/Greg Beals

Trong khi đó Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, thụ phấn là một quá trình cơ bản cho sự tồn tại của các hệ sinh thái của chúng ta. Gần 90% các loài thực vật có hoa dại trên thế giới phụ thuộc hoàn toàn hoặc ít nhất một phần vào sự thụ phấn của động vật, cùng với hơn 75% cây lương thực trên thế giới và 35% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Các loài thụ phấn không chỉ đóng góp trực tiếp vào an ninh lương thực mà còn là chìa khóa để bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo các nhà khoa học, ong đóng một vai trò như một trụ cột không thể thiếu trong chuỗi cung cấp thực phẩm của chúng ta. Tuy nhiên nhiều năm qua loài ong đang bị đe dọa bởi thuốc trừ sâu, mất môi trường sống, ký sinh trùng, và biến đổi khí hậu...

Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các loài thụ phấn, các mối đe dọa mà chúng phải đối mặt và sự đóng góp của chúng đối với sự phát triển bền vững theo thông điệp của Liên Hợp quốc.

Mục tiêu của Ngày Ong Thế giới lần thứ tư năm nay là tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ ong và các loài thụ phấn khác, góp phần đáng kể vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn cung cấp lương thực toàn cầu và xóa bỏ nạn đói ở các nước đang phát triển.

Và điều quan trọng là chúng ta phải theo dõi sự suy giảm của chúng và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học. Đây sẽ là dịp để nâng cao nhận thức về cách mọi người có thể tạo ra sự khác biệt để hỗ trợ, khôi phục và nâng cao vai trò của các loài thụ phấn.

Ba trong số bốn loại cây lương thực hàng đầu cho con người và hơn một phần ba diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới phụ thuộc một phần vào các loài thụ phấn. Chưa kể nhiều loại cây ăn trái, các loại cây có hạt và rau cũng không thể thiếu vai trò thụ phấn của loài ong, thậm chí cả cỏ cho bò và các loại cây trồng được sử dụng làm quần áo và dược phẩm.

Theo Liên đoàn Nuôi ong Mỹ, chỉ riêng loài ong mật đã tạo ra lợi nhuận ước tính khoảng 20 tỷ USD trong ngành sản xuất cây trồng của nước này và nếu tính cả các loài thụ phấn thì chúng có đóng góp tới 200 tỷ USD trong sản xuất lương thực trên toàn thế giới.

(People; National Geographic)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Nga phá âm mưu của Ukraine nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử

Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm cướp một máy bay trực thăng tác chiến điện tử, một phi công và một nguồn tin an ninh cho biết.