| Hotline: 0983.970.780

Nửa đầu năm, các dịch hại cây trồng được kiểm soát tốt

Thứ Ba 05/07/2022 , 18:09 (GMT+7)

Diễn biến thời tiết nửa đầu năm 2022, nhất là các tỉnh phía Bắc có nhiều diễn biến bất thường, tuy nhiên các sâu bệnh hại chính trên cây trồng cơ bản được kiểm soát.

Ngày 5/7, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2022.

Theo Cục BVTV, từ đầu năm đến nay, mặc dù diễn biến thời tiết có nhiều thất thường, nguy cơ cao xẩy ra sâu bệnh hại, tuy nhiên, ngành BVTV đã chủ động kiểm soát tốt, không để xẩy ra các dịch hại lớn. 

Lãnh đạo Cục BVTV kiểm tra tình hình sinh vật gây hại lúa đông xuân 2021 - 2022 tại Bắc Trung bộ. Ảnh: Thanh Nga.

Lãnh đạo Cục BVTV kiểm tra tình hình sinh vật gây hại lúa đông xuân 2021 - 2022 tại Bắc Trung bộ. Ảnh: Thanh Nga.

Cụ thể trên cây lúa, diện tích nhiễm của nhiều đối tượng sinh vật gây hại (SVGH) chính giảm so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, diện tích nhiễm một số đối tượng SVGH tăng so với cùng kỳ năm 2021 như: Sâu đục thân 2 chấm, diện tích nhiễm tăng 109,3%; bệnh đạo ôn cổ bông diện tích nhiễm tăng 46,6%; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn diện tích nhiễm tăng 44,7%; bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm tăng 23,1%. Nguyên nhân do tỷ lệ giống nhiễm cao trong cơ cấu, đặc biệt trong tháng 3, 4 và tháng 5 điều kiện thời tiết bất thường, với sự xuất hiện của các đợt không khí lạnh muộn, gây mưa lớn. 

Trên các cây trồng khác, hầu hết các đối tượng sinh vật gây hại trên cây rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021; sâu keo mùa thu về cơ bản đã được khống chế, diện tích nhiễm giảm 81,4%. Bệnh khảm lá sắn vẫn chưa được khống chế hiệu quả, diện tích nhiễm tương đương cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021...

Cục BVTV đã chỉ đạo hệ thống ngành BVTV ở các tỉnh trồng sắn tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp, Hiệp hội Sắn xây dựng kế hoạch chi tiết nhân giống sắn sạch bệnh, giống sắn kháng bệnh khảm lá.

Hiện các địa phương đang phối hợp với các đơn vị nghiên cứu nhân nhanh giống sắn sạch bệnh. Ảnh: Trần Trung.

Hiện các địa phương đang phối hợp với các đơn vị nghiên cứu nhân nhanh giống sắn sạch bệnh. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, Cục BVTV cũng tăng cường chỉ đạo các địa phương tiếp tục nhân nuôi tác nhân phòng trừ sinh học nhằm cung cấp cho sản xuất. Đến tháng 6/2022, các đơn vị đã nhân nuôi được 7.600 mummy ong ký sinh và 60.300 con bọ đuôi kìm, phóng thích được 6.250 mummy ong ký sinh và 9.181 con bọ đuôi kìm. Diện tích áp dụng 62 ha đối với ong ký sinh và 27 ha đối với bọ đuôi kìm...

Các địa phương tiếp tục củng cố tăng cường hệ thống bẫy đèn, một số địa phương đã ứng dụng bẫy đèn thông minh; duy trì phong trào cộng đồng diệt chuột.

Nửa đầu năm 2022, Cục BVTV cũng tăng cường triển khai hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện các chương trình hợp tác công tư (PPP) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác BVTV; phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH)...

6 tháng đầu năm, Cục BVTV cũng rốt ráo triển khai chương trình thúc đẩy ứng dụng quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPM/IPHM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, phối hợp với FAO thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; đã tổ chức lớp TOT-IPHM trên lúa vụ đông xuân năm 2021 - 2022 cho các tỉnh phía Bắc, vụ hè thu cho các tỉnh phía Nam...

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.