| Hotline: 0983.970.780

Nước sông Bưởi dâng cao, nhiều nhà dân ngập sâu

Chủ Nhật 22/07/2018 , 19:30 (GMT+7)

Đến 17h ngày 22/7, mực nước sông Bưởi tại trạm thủy văn Kim Tân  đã kề sát mức báo động 3 (12.00 m). Trước tình hình như trên, người dân tại huyện Thạch Thành, nơi được xem là “rốn lũ” của tỉnh Thanh Hóa đã trải qua nhiều phen khốn đốn.

Nước lũ sông Bưởi dâng nhanh

Tuyến tỉnh lộ 523 đoạn chạy qua địa bàn xã Thành Trực bị ngập sâu trong nước hơn 1,2m, trong khi đó tuyến quốc lộ 217B thuộc địa phận xã Thành Mỹ cũng bị nhấn chìm. Vào thời điểm trưa ngày 22/7, nước sông Bưởi bắt đầu dâng lên rất nhanh, hàng trăm hộ dân tại các xã Thành Trực, Thành Kim, Thành Thọ, Thành Mỹ, Thạch Định… đã bị nước ngập đến nửa nhà. Nhiều nơi bị chia cắt, muốn di chuyển ra bên ngoài phải di chuyển bằng thuyền bè.

Ông Lê Hoàng Kiền, một hộ dân vùng lũ cho hay: “Năm nay lũ sông Bưởi đổ về sớm và nhanh hơn, từ tối qua đến giờ nước đã dâng lên khoảng 2m, với đà này e rằng tình hình sẽ cam go hơn”.

Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện Thạch Thành, tính đến đầu giờ chiều cùng ngày, đã có khoảng 700 ngôi nhà, gần 1.000ha lúa bị ngập sâu.

Dưới đây là một số hình ảnh tại vùng “rốn lũ” Thành Thành:

Nước lũ sông Bưởi dâng nhanh


Nhiều nhà dân bị cô lập
Muốn di chuyển ra bên ngoài phải dùng đến thuyền bè

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.