| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bò sữa lãi 60 triệu/tháng

Thứ Hai 27/09/2010 , 09:41 (GMT+7)

Gia đình chị Phạm Thị Lịch có trên 50 con bò, mỗi tháng thu nhập trên dưới 60 triệu đồng (sau khi đã trừ hết tiền đầu tư).

Không nằm trong số những hộ đình đám nhất NT Mộc Châu (Sơn La), nhưng gia đình chị Phạm Thị Lịch đơn vị chăn nuôi 26/7, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu lại là gia đình có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa lâu đời nhất.

Gia đình chị có trên 50 con bò, mỗi tháng thu nhập trên dưới 60 triệu đồng (sau khi đã trừ hết tiền đầu tư). Để có được “gia tài” như hôm nay, ngoài sự giúp đỡ, tư vấn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông của Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu, các đoàn chuyên gia nước ngoài...Kế nghiệp nghề chăn nuôi bò sữa qua nhiều thế hệ chị đã mày mò nghiên cứu cách chăn nuôi và gây dựng đàn bò sữa ngày càng lớn mạnh.

Chị Lịch cho biết: “Muốn có sữa tốt phải được chuẩn bị từ nguồn, tức là giống bò sữa phải tốt, môi trường tốt. Bò không chỉ cần có đủ thức ăn, nước uống sạch mà còn cần đến bầu không khí trong lành, nơi nghỉ ngơi sạch sẽ và được đi lại thỏai mái. Chúng phải được hoạt động tự nhiên, đứng lên nằm xuống dễ dàng”. Luôn quan tâm tới việc tạo ra môi trường sống theo cách tự nhiên của đàn bò bằng cách cho chúng được hoạt động tự do, thoải mái, gia đình chị Lịch (cũng như nhiều hộ chăn nuôi bò ở Mộc Châu) gần như hiểu rõ những vật nuôi của mình tới từng “chân tơ kẽ tóc”: “Bò là loài sống theo bày đàn và sẽ cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã, nét buồn đượm buồn phản ánh rất rõ nét cảm giác đó qua ánh mắt của nó. Bò cũng nhạy cảm với tiếng ồn hơn con người nên các âm thanh không liên tục hoặc tiếng động lạ rất dễ làm bò bị stress”. Đàn bò ở Mộc Châu luôn được chăn thả trong môi trường thảo nguyên yên tĩnh và từng con bò đều có một vùng không gian riêng.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò chính là nguồn nước sạch . Vì vậy bò phải được cung cấp đủ nước sạch hàng ngày . Có nước sạch, bò sẽ uống nhiều hơn, ăn nhiều hơn vì vậy sẽ tạo ra nhiều sữa hơn. Chị Lịch kể: “Đừng tưởng chúng là bò mà không biết gì đâu nhé. Bò chỉ thích uống nước sạch và mát. Thậm chí chúng còn nhạy cảm với chất lượng nước hơn cả con người. Vì vậy, mỗi lần tôi đi ngang qua máng nước dành cho bò, tôi luôn phải tự hỏi mình có uống được nước đó không. Nếu câu trả lời là không thì tôi sẽ phải thay nước trong máng ngay lập tức. Được cái nguồn nước của chúng tôi được lấy từ các giếng khoan sâu và nhiệt độ bình quân ở khu vực này luôn là 18oC nên đàn bò cũng có vẻ được ưu ái hơn nhiều những nơi khác”.

Chăm sóc đàn bò cẩn thận đến mức chị Lịch thuộc tên, tiểu sử và tính nết của từng con bò. Chị chỉ vào một cô bò cao lớn, dáng cân đối và cho sản lượng sữa rất cao kể vanh vách: “Con bò kia là tôi mua từ tiền bảo hiếm vật nuôi của Cty CP giống bò sữa Mộc Châu đấy. Hồi đó, con bò Mỹ số 89 (đã được bảo hiểm) của gia đình tôi bị ngã, bán thịt được 11triệu, cộng với 1,7triệu tôi mua con bò tơ thay thế. Nó là giống bò cao sản lớn nhanh, sữa nhiều. Giờ sản lượng sữa của nó được xếp vào nhóm có sản lương sữa cao nhất nhì vùng này rồi. Tôi đang định sẽ cho nó tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa sắp tới”. Chính đàn bò sữa đã mang lại cho gia đình chị Lịch sự ổn định, dư dả về kinh tế. Con cái chị có điều kiện tốt để học hành và phát triển.

Bằng tất cả những kinh nghiệm, tâm huyết và thậm chí có thể là cả tình yêu thương, những người nông dân ở cao nguyên Mộc Châu đang hàng ngày chăm sóc phát triển đàn bò sữa để ngày một nâng cao sản lượng và chất lượng sữa phục vụ cuộc sống con người.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.