| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá tra theo công nghệ sinh học cho sản lượng cao, an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 31/05/2019 , 21:55 (GMT+7)

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo về Giải pháp phát triển thủy sản bền vững vùng Đồng Tháp Mười, chiều 30/5, gần 100 nông dân nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Long An đã đến tham quan mô hình nuôi cá tra theo  công nghệ sinh học của Công ty TNHH Đại Đại Thành (tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Long An).

Đều là nông dân nuôi trồng thủy sản nhưng ai cũng hít hà trước sự đầu tư khủng của trang trại nuôi cá tra của Cty Đại Đại Thành. Con đường chạy dài giữa các ao trong trang trại được đổ bê-tông vững chắc. Cần xé cá thu hoạch được thả trên băng chuyển đẩy thẳng ra thuyền, đưa sang nhà máy chế biến của công ty.  

Xà lan thả thức ăn cho cá ăn.

Ông Nguyễn Hữu Tài, quản lý trang trại cá tra Cty Đại Đại Thành cho biết, tổng diện tich 100 ha, có 69 ao nuôi, diện tích mỗi ao 1 ha. Cách đây 5 năm, nước ao nuôi vẫn còn bị phèn nên sản lượng thấp. Hiện nay, nước cấp cho ao nuôi từ các trạm bơm được xử lý trước khi thả cá. Ao cá được xử lý đáy với vôi, muối, tảo… kỹ trước khi nuôi để đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế nguồn gây nhiễm bệnh cho cá. Hiện nay, sản lượng thu hoạch mỗi ao 300-400 tấn/vụ. Tổng thu hoạch khoảng 20.000 tấn/vụ (8 tháng/vụ).

Thu hoạch cá tra

Ông Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, cá tra nuôi đến thời kỳ thu hoạch nhưng nước ao vẫn rất trong, rất sạch chứng tỏ công ty xử lý môi trường vi sinh rất tốt. 400 tấn/vụ/ao là năng suất rất cao và lợi nhuận cực kỳ lớn so với trồng lúa. Nước sạch, cá sạch và sản lượng cũng cao hơn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết, Đồng Tháp Mười là vùng đất mới, chưa nhiễm mặn, nước ít bị ô nhiễm, hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong những năm qua, ngành thủy sản cũng đã phát triển và có những đóng góp rất đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, năm 2018 sản lượng thủy sản tỉnh đạt 61.991,6 tấn, tăng 2.207,6 tấn so với năm 2017. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 47.266 tấn, tăng 33% so với năm 2010. Giá trị sản xuất năm 2010 là 1.639,6 tỷ đồng, tăng lên 2.200 tỷ đồng năm 2018, tăng 561 tỷ đồng (giá so sánh), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 3,75%/năm.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 3] C.P. bán 'heo non' để hạ nhiệt thị trường

Đồng Nai Để tham gia kìm giá lợn (heo) tăng đột biến, C.P. Việt Nam phải rút ngắn thời gian nuôi heo từ 29 tuần tuổi xuống còn 22 tuần tuổi để cung ứng ra thị trường.

Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.