| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chồn hương vùng ven biển Gò Công

Thứ Ba 16/07/2019 , 10:50 (GMT+7)

Mô hình nuôi chồn hương thương phẩm của ông Võ Văn Tiến (ở ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) mới xuất hiện ở địa phương, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Hiện ông Tiến đang nuôi 120 con chồn hương bố mẹ, chủ yếu nuôi sinh sản để bán giống phục vụ nhu cầu nuôi của người dân khu vực ĐBSCL.

Nói về cơ duyên phát triển nghề nuôi chồn hương, ông Tiến cho biết, năm 2013 tình cờ phát hiện mô hình nuôi chồn hương ở huyện Củ Chi (TPHCM). Thấy chồn hương dễ nuôi, lại có giá trị khá cao nên ông Tiến mua 4 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm.

Nhờ kiên trì học hỏi kỹ thuật chăm sóc cẩn thận nên đàn chồn hương của ông Tiến phát triển khỏe mạnh. Chồn giống mua về nuôi đủ 12 tháng tuổi là có thể sinh sản. Mỗi năm, chồn cái sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 3 - 4 con. Cứ thế đàn chồn sinh sôi phát triển.

Theo ông Tiến, chồn hương dễ nuôi không tốn diện tích, nông dân ít đất sản xuất có thể nuôi.

Thời gian qua, ông Tiến đã bán trên 100 con chồn hương giống và hàng chục con chồn thịt. Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 7 triệu đồng. Riêng chồn thịt giá 1,5 triệu đồng/kg tăng 200.000-300.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước. Chồn giống nuôi từ 12 tháng tuổi sẽ tuyển chọn những con tốt sẽ bán giống. Con kém hơn sẽ bán thịt. Mỗi con chồn thịt có trọng lượng 5-7 kg, xuất chuồng bán được gần chục triệu đồng. Tuy giá luôn ở mức cao nhưng hiện nay người mua luôn phải đặt hàng trước vì không có đủ số lượng cung ứng cho khách hàng.

Theo ông, chồn hương rất dễ nuôi, ăn tạp, ít bệnh, không cần diện tích rộng và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Trại chồn hương của ông nuôi trong lồng, theo kiểu công nghiệp. Trung bình một ngày, mỗi con chồn tốn khoảng 3.000-4.000 đồng mua thức ăn. 

So với nhiều vật nuôi khác, chồn hương có giá trị kinh tế khác cao.

Thời gian qua, ông Tiến đã cung cấp giống và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều nông dân khác nhân rộng mô hình. Hiện ông đang đầu tư chuồng trại để mở rộng quy mô, nhân rộng. Ông cho biết, ở các vùng đất khô cằn ven biển, những hộ ít đất sản xuất đều có thể nuôi chồn hương...

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.