| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà an toàn sinh học đầu ra thuận lợi

Thứ Ba 28/11/2023 , 09:16 (GMT+7)

Nhiều hộ nông dân ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) phát triển mô hình nuôi gà thảo dược, gà an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao và không lo đầu ra.

Hiện, toàn huyện Sơn Dương có 6 mô hình chăn nuôi gà được công nhận đạt chuẩn VietGAHP. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện, toàn huyện Sơn Dương có 6 mô hình chăn nuôi gà được công nhận đạt chuẩn VietGAHP. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Lê Đại Dương, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương là người tiên phong tham gia mô hình nuôi gà thảo dược ở huyện Sơn Dương. Mô hình được tổ chức Good Neighbors International (GNI) triển khai thí điểm tại xã Hợp Hòa từ tháng 9/2022.

Ông Dương cho biết, tham gia mô hình ông được hỗ trợ 200 con gà giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đây là mô hình toàn toàn mới, từ con giống, đến kỹ thuật chăm sóc, nuôi thả đều khác biệt so với cách chăn nuôi truyền thống, Mỗi độ tuổi của gà đều có cách chăm sóc riêng.

Như gà dưới 1,5 tháng tuổi sẽ ăn cám công nghiệp. Khi gà hơn 1,5 tháng tuổi sẽ chuyển dần từ cám công nghiệp sang thức ăn tự phối trộn và lúa bung. Thức ăn tự phối trộn là bột ngô, cám gạo, sắn, men tỏi, men giun quế. Ngoài ra, ông Dương còn cho chúng ăn các loại lá cây sẵn có trên đồi của gia đình như khôi tía, khôi trắng, tía tô, khổ sâm, xuyến chi, xả, đinh lăng…

Để trang trại gà không có mùi hôi mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho đàn , ông Dương sử dụng kỹ thuật đệm lót sinh học. Sàn của chuồng gà được sử dụng trấu, mùn cưa trộn men vi sinh. Nhận thấy cách nuôi gà thảo dược vật nuôi khỏe mạnh, ít dịch bệnh lại cho thịt thơm, chắc được người tiêu dùng đón nhận, ông Dương mở rộng mô hình lên tới hơn 1.400 con.

Với giá trung bình đạt 145.000 đồng/kg, cao hơn từ 20.000 đến 40.000 đồng/kg so với nuôi thông thường. Trừ các khoản chi phí đầu tư, từ nuôi gà mỗi năm ông thu lãi khoảng 80 triệu đồng.

HTX Chăn nuôi gia cầm xã Hợp Thành triển khai mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học vào tháng 7/2018, với 25 thành viên. Thành viên tham gia đều là các hộ chăn nuôi gà tiêu biểu của xã. Giống gà được lựa chọn là gà ri lai Hòa Phát 102.

Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học giúp đàn vật nuôi của người nông dân xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương được tiêu thụ thuận lợi. Ảnh: Đào Thanh.

Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học giúp đàn vật nuôi của người nông dân xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương được tiêu thụ thuận lợi. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Phạm Văn Hợi, Giám đốc HTX Chăn nuôi gia cầm Hợp Thành cho biết, trước đây các thành viên trong HTX dùng nhiều thuốc kháng sinh dẫn tới chất lượng thịt gà không tốt, mẫu mã kém, tỷ lệ chết tới 10-15%.

Tham gia mô hình, thành viên HTX được hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc gà, cách dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Do vậy, lượng thức ăn không đổi, nhưng thuốc kháng sinh lại giảm, tỷ lệ gà sống gần như đạt 100%, chất lượng thịt gà thơm, ngon. Trung bình người nuôi thu lãi 10 triệu đồng/500 con gà.

Khi người nuôi nắm được kỹ thuật chăn nuôi và thấy hiệu quả kinh tế, mô hình đã được nhân rộng tổng đàn từ 3 vạn lên đến 7 vạn con. Từ nuôi gà an toàn sinh học, trung bình mỗi hộ gia đình thu lãi 10 đến 15 triệu đồng/tháng và hầu như không đủ cung cấp cho thị trường.

Nâng cao kiến thức ăn nuôi an toàn sinh học cho người nông dân và nâng tầm thương hiệu gà của huyện Sơn Dương, tháng 8/2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sơn Dương triển khai thực hiện mô hình liên kết chăn nuôi gà an toàn sinh học. Mô hình nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu cho 12 hộ gia đình ở xã Hợp Thành, Kháng Nhật với tổng số vốn đầu tư hơn 500 triệu đồng.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, để thực hiện tốt mục tiêu của mô hình, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm, lựa chọn hộ và cung ứng 6.000 con gà mía lai 1 ngày tuổi, mỗi hộ 500 con.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 70 % con giống, thức ăn, vật tư (thức ăn hỗn hợp 36.000kg, vacxin 42.000 liều, hóa chất sát trùng 6 lít), được tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và biện pháp phòng trị một số bệnh hay xảy ra trên đàn gà.

Hiện, toàn huyện Sơn Dương có hơn 158.500 con gia cầm. Những năm qua, phong trào phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP được người nông dân ở huyện Sơn Dương chú trọng. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm có 6 hộ được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP.

Nhiều hộ nuôi thu lãi từ 100 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Điều đặc biệt nhất là việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học không chỉ giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, cho chất lượng thịt thơm ngon mà còn thuận lợi về đầu ra của sản phẩm và có có giá bán khá cao.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.