| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thỏ thu tiền tỷ

Thứ Năm 12/03/2015 , 09:29 (GMT+7)

Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), phong trào nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời.

Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của kỹ sư trẻ Dương Văn Chính nuôi hơn 1.000 con, hầu như ngày nào cũng xuất bán thỏ thịt, thỏ giống.

Dẫn chúng tôi tham quan cơ ngơi dày công đầu tư hơn 3 năm nay, Dương Văn Chính cho biết: "Tổng vốn đầu tư cho khu trại khoảng 500 triệu đồng bao gồm xây dựng nhà cửa, chuồng nhốt thỏ, mua con giống.

Đó là chưa kể mấy trăm triệu tiền mua 2.000 m2 đất. Thỏ là loài vật mắn đẻ nên phát triển rất nhanh. Hồi trại đi vào hoạt động mới chỉ có gần 100 con thỏ bố mẹ, đến nay đã phát triển trên 1.000 con.

Thỏ mẹ mỗi năm sinh sản 7 - 8 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con. Thỏ thịt nuôi 2,5 tháng là xuất chuồng, trọng lượng 2,2 - 3 kg/ con, giá bán ra 90.000 - 100.000 đ/kg. Thỏ giống chỉ hơn 1 tháng là chuyển giao cho khách hàng với giá 150.000 đ/kg. Từ ngày duy trì tổng đàn trên dưới 1.000 con đến nay, tháng nào anh Chính cũng xuất chuồng 600 - 700 kg, thu khoảng 80 triệu đồng.

Làm phép tính nhẩm, trại thỏ xây dựng trên phạm vi khoảng 1.000 m2 cho nguồn thu khoảng 1 tỷ đồng/năm. Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu để chàng kỹ sư mới ngoài 30 tuổi quyết định từ giã nghề đã học, ngược núi để theo nghiệp làm kinh tế trang trại.

“Cơ duyên nào đưa đẩy anh bỏ nghề cơ khí ngược núi lập trại nuôi thỏ?”, chúng tôi hỏi. Đang chăm sóc đàn thỏ, anh Chính chậm rãi: "Tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm 2003, với tấm bằng kỹ sư cơ khí, em được một DN cùng ngành nhận vào làm việc. Công tác tại đó được 6 năm, sau khi được bổ nhiệm Trưởng phòng một thời gian, em quyết định lên đây lập trại nuôi thỏ.

Chả là hồi đó, sau khi chứng kiến một số người bạn cùng trang lứa ăn nên làm ra từ kinh tế trang trại, em nghĩ với mức lương 6 - 7 triệu đồng/tháng DN trả cho, không biết bao giờ mới khá lên nổi. Sau nhiều ngày suy nghĩ đắn đo, em quyết định dồn hết vốn liếng mình có, vay mượn thêm gia đình, bạn bè mua đất ở Hòa Ninh lập trại.

Chia tay trại thỏ Quốc Cường và chàng kỹ sư giàu nghị lực, chúng tôi thầm mong cho anh thành công hơn trong lĩnh vực kinh tế trang trại mà anh đam mê, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại xã miền núi Hòa Ninh.

Cũng may, khi lập trại ở đây đã có tổ hợp tác nuôi thỏ. Được các chủ trang trại khác tận tình giúp đỡ, em càng hăng say đầu tư. Nay như mọi người đã biết, thỏ không ngừng sinh sôi nẩy nở, trừ chi phí lãi ròng 30 - 40 triệu đ/tháng là thường".

Nói về kinh nghiệm nuôi loài vật này, anh Chính bật mí: "Thực ra thỏ rất dễ nuôi. Thức ăn cho chúng cũng khá phổ biến, chủ yếu rau các loại có khi cả cây cỏ. Yếu tố quan trọng nhất là phòng ngừa được bệnh tật. Muốn vậy chuồng phải cao ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè.

Thỏ bố mẹ và hậu bị định kỳ 6 tháng tiêm phòng/lần và cứ 10 ngày phun tiêu độc khử trùng chuồng trại/đợt. Từ kinh nghiệm này, sau khi nuôi khá thành công, em có viết quyển sách về kỹ thuật nuôi thỏ giống nhập ngoại để giao cho khách hàng khi họ mua thỏ giống. Có lẽ, từ quyển sách này mà em được Hội Khoa học phát triển Việt Nam tặng Bằng khen và mời dự hội thảo ở thủ đô Hà Nội".

Cũng theo Chính, ngoài thức ăn thô cho thỏ, anh đã SX thành công thức ăn tinh. Đó là loại cám viên tổng hợp rất nhiều chất. Nhờ được bổ sung loại thức ăn này mà thỏ tăng trọng nhanh, sức đề kháng bệnh tật tốt hơn.

Hỏi về dự định trong tương lai, Chính cho biết: “Thị trường thực phẩm chế biến từ thỏ ở Đà Nẵng rất phong phú. Không dừng lại ở quy mô chuồng trại và tổng đàn như hiện nay, sắp tới em sẽ đầu tư mở rộng, nâng tổng đàn lên 2.000 con. Trong tương lai gần sẽ xây dựng thương hiệu sản phẩm và kết nối với các siêu thị nhà hàng ở thành phố tiêu thụ thịt thỏ sạch”.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất