| Hotline: 0983.970.780

Ở bên vợ để cùng làm gì đó với vợ nên xem là niềm vui chứ bạn?

Thứ Hai 28/01/2019 , 06:50 (GMT+7)

Chị cũng hinh dung được, tôi phải làm gì, ra rìa mà vẫn không yên. Vợ sai bảo mù trời, nhưng đàn ông đàn ang, đâu phải ô-sin mua cái này mua cái kia, gì cũng bị chê, có khi phải đi đổi lại, rồi cãi nhau...

Chị kính mến!

Tôi thấy nhiều gã đàn ông cũng như mình trong những ngày này nên viết thư tâm sự với chị. Vợ tôi thi thoảng có lướt web và cô ấy cũng có FB riêng nên tôi hy vọng cô ấy sẽ đọc được những gì tôi viết và những gì chị hồi âm.

Thưa chị, tôi nhớ qua ký ức những điều mẹ tôi làm khi anh chị em chúng tôi còn bé lúc Tết về. Nhà ở nông thôn những năm sáu mươi và bảy mươi của thế kỷ 20 chưa yên hàn, vùng ven của chúng tôi không phải tản cư nhưng xô bồ, đói kém lắm. Anh tôi chưa đến tuổi đi lính nhưng cao to phải đi phòng vệ, tôi và ba đứa em ăn học, năm 1975 tôi mười sáu tuổi. Chiến tranh biên giới, tôi đi nghĩa vụ và về, tiếp tục học hành. Rồi đi làm ở thị xã, yêu cô gái con nhà nề nếp, sinh con lần lượt gái và trai. Sau thị xã lên thành phố, nhiều việc, vợ tôi đi học tại chức và cũng có chỗ tốt hơn, cứ vậy chúng tôi ổn định cho tới khi tôi và vợ cùng về hưu sớm mấy năm vì nhu cầu của mình.

Những tưởng về hưu được sướng nhưng chị ơi, cái khổ nhọc tâm can mới đáng nói đó chị. Vợ tôi bây giơ mới chứng tỏ tài ba ôm đồm của mình, coi như hai đứa con bốn đứa cháu kéo cô ấy đi mãi đi mãi mà nếu ở nhà với chồng cũng không ngơi tay. Như cái Tết này, một nhà mứt, một “cửa hàng” dưa kiệu dưa các thứ. Chị cũng hinh dung được, tôi phải làm gì, ra rìa mà vẫn không yên. Vợ sai bảo mù trời, nhưng đàn ông đàn ang, đâu phải ô-sin mua cái này mua cái kia, gì cũng bị chê, có khi phải đi đổi lại, rồi cãi nhau, giận nhau, không ra cái gì cả.

Nhiều bữa bạn bè mời tôi không dám đi, phải bỏ. Khu phố có mấy chỗ để ngồi với anh em nhưng không đánh cờ cũng đá gà, o bế gà hay nói dóc. Ở nhà, tóm lại, chân sai vặt, ra đường, thành kẻ lông nhông, vô tích sự. Mới cái Tết về hưu mà thấy kỳ cục, còn những 15 hoặc 20 năm nữa cơ mà.

Tôi phải đi làm gì đó, nhưng mới nói vợ đã gầm lên. Chán quá, chưa gì mà đã hục hặc chị ơi.

--------------------

Bạn thân mến!

Đời người nói chung chia làm 4 giai đoạn. Hai mươi năm đầu học hành chuẩn bị, 20 năm kế tiếp lập gia đình, nuôi con nhỏ, 20 năm trung niên vèo qua, 20 năm già, nghĩa là chuẩn bị khăn gói bất kỳ lúc nào cũng có thể bị gọi đi sang thế giới khác.

Bạn đã hạ cánh sớm hơn mấy năm để ngơi nghỉ. Nhưng có lẽ bạn không hình dung được ở không nó bứt rứt như thế nào. Đàn ông 60 ai bảo già, lầm to, nhà nước nhả họ ra, trả về cho gia đình vì suốt những năm tháng mưu sinh, họ không được sống hoàn toàn cho họ.

Nhưng bạn ạ, đàn bà được trở về với công việc muôn thuở đàn bà, mẹ, và bà, bận rộn. Mẹ đã đông con hơn, dâu và rể, cháu nội cháu ngoại. Biết bao việc cho đàn bà, với người bao quát, bao biện, bao cấp…họ không kịp thở nữa ấy chứ. Tôi quan sát thấy đa số các bạn bè mình đều hả hê với giai đoạn này, được làm, được chủ động tụ tập, được cho đi, được nhận về. Lại nữa, điều này càng quan trọng, phụ nữ khi ấy đã “ngán” chồng, sợ chồng đang hồi xuân, sung sức, các bà mà ở không ban đêm các ông “bắt” phục vụ, mệt. Dùng công việc để né chồng, a ha, không hay hơn sao? Cũng có các bà vợ không biết làm gì, nhàn rỗi, sinh hư, nhưng số đó không phổ biến.

Đàn ông sau sáu mươi, bạn ạ, rộng dài thời gian quá đi. Không bon chen, không thúc bách sinh kế, không khát vọng giàu sang nữa, họ làm gì? Bi kịch thực sự chứ không đùa đâu, bạn nhé. Hai mươi năm không phải làm gì ngoài điều độ sức khỏe, tôi thấy vị nào cũng kêu ca. Chả lẽ đánh cờ, chả lẽ đá gà, chả lẽ tán phét mãi? Có người viết sách, viết hồi ký, có người đọc sách bù những ngày xưa, có người đi từ thiện. Nhưng đa số ở không, buồn đến phát chán lên.

Năm đầu bạn cần tập thích nghi. Ở bên vợ để cùng làm gì đó với vợ nên xem là niềm vui chứ bạn. Có lẽ do các ông mình không quen đỡ đần vợ việc bếp núc nên ngán, như bị sai đi chợ, bị sai làm cái này dọn cái kia, cáu. Nhưng vợ cần mình, vợ chồng bên nhau 24/24 như mình hằng mong ước kia mà. Dọn dẹp nhà, ban-công, sân sau sân trước nếu có, rau xanh cần tay mình, hay trồng hoa kiểng bạn ơi. Để mình đừng ở không, đừng bị thời gian nó dòm ngó rồi nó duỗi ra, mình sợ nó.

Vấn đề là bạn cần nghỉ ngơi với gia đình thì đó, gia tộc chứ không là gia đình nhỏ nữa, bạn là ông chủ một gia tộc, bạn phải quen với cương vị đó, bạn phải “trị vì”, vợ chỉ là hoàng hậu mà thôi. Vua và hoàng hậu, đừng nghĩ ngợi đâu đâu, nhìn vào bên trong hạnh phúc của mình mà hành xử, bạn nhé. Nếu vợ không ưng mình đi làm gì đó thì phải thuyết phục đã.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm