| Hotline: 0983.970.780

Péc phun mưa kết hợp tính thời gian giúp năng suất cây trồng tăng 32%, lượng nước tưới giảm 72%

Thứ Năm 21/03/2019 , 13:45 (GMT+7)

Các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam đến từ Hà Nội, TP.HCM, Bình Định, Quảng Nam và Ninh Thuận sẽ tham gia một hội nghị chuyên đề về Quản lý bền vững nước, đất và dinh dưỡng trong nông nghiệp tại Tuần lễ nước Quốc tế Việt Nam diễn ra vào ngày 22/3 tại Hà Nội.

13-01-53_img_0618
Các nhà khoa học hàng đầu trong nông nghiệp giới thiệu công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp tính thời gian

Các nhà nghiên cứu của đến từ các viện nghiên cứu đầu ngành Việt Nam gồm: Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đại học Nông Lâm Huế, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Đại học Nông Lâm TP.HCM, và của Australia là Đại học Murdoch và Đại học Flinder sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu của mình.

Đây là những đối tác uy tín trong các hoạt động nghiên cứu, được hỗ trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) trong gần 10 năm qua nhằm nâng cao thu nhập, trong khi tiết kiệm nước và sức lao động trong sản xuất cây trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ hoạt động nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển, thử nghiệm các công nghệ tưới tiết kiệm nước mới kết hợp cân bằng phân bón sử dụng trong canh tác đậu phộng và xoài.

Nghiên cứu cho thấy, khi tưới bằng péc phun mưa kết hợp với phương pháp mới tính thời gian tưới (thùng đo bốc hơi loại nhỏ) đã tăng năng suất đậu phộng lên 22% và giảm lượng nước tưới 25 - 32% ở Bình Định và 34 - 72% ở Ninh Thuận. Trong khi đó, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt giúp năng suất xoài tăng 26 - 32%, chất lượng quả cao hơn và lượng nước tưới giảm 46 - 70% so với phương pháp truyền thống. Sau khi thấy được những lợi ích sử dụng phương pháp tưới mới mà các nhà khoa học đã áp dụng cho cây đậu phộng và cây xoài, một số nông dân ở xã Cát Hiệp và xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định đã quyết định đầu tư chuyển đổi toàn bộ trang trại của họ sang sử dụng hệ thống phun mưa.

Tiến sĩ Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) cho biết, không chỉ xoài và đậu phộng, rất nhiều loại cây trồng khác, như măng tây, hành tây, dưa hấu, cam quýt… cũng có thể được hưởng lợi từ công nghệ tưới tiết kiệm nước và cân bằng thiếu hụt phân bón. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng, cây trồng trên cát ở vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam cũng cần được bón phân kali đầy đủ và được bổ sung lưu huỳnh.

Giáo sư Richard Bell, Đại học Murdoch, Giám đốc Dự án cho rằng, những người nông dân ở vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam phụ thuộc vào nước ngầm để tưới cây, song nguồn nước này cần phải được quản lý tốt để tránh bị lạm dụng. Các công nghệ tưới tiết kiệm nước có thể làm tăng hiệu quả của tài nguyên nước. Tuy nhiên, mô hình cân bằng nước là cần thiết để xác định cách kết hợp tốt nhất trong sử dụng nước ngầm mà không khai thác quá mức nguồn này.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.