| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vai trò nữ giới trong hoạt động khuyến nông

Thứ Tư 28/07/2021 , 19:30 (GMT+7)

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức hội thảo tham vấn tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong khuyến nông.

Trên cơ sở hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong khuyến nông dành cho các đối tượng giảng viên (ToT) trong khuôn khổ hợp tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và UN Women (Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc) năm 2021, hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Tại hội thảo, các ý kiến tham vấn của nhiều đại diện thuộc cục, vụ, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông tỉnh và các bên liên quan như CARE, SNV, OXFARM… đã được nêu lên và trở thành cơ sở để nhóm biên soạn chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu đảm bảo yêu cầu, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, tiếp cận của nữ giới đến các dịch vụ đầu vào và dịch vụ khuyến nông trong sản xuất và kinh doanh đều ít hơn so với nam giới. Sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động khuyến nông cũng thấp hơn sơ với nam giới, mặc dù họ đây là lực lượng lao động chính trong nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nam giới có xu hướng di cư ra khỏi khu vực nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp.

Thực tế cũng chỉ ra còn có sự bất bình đẳng giới hoạt động trong khuyến nông. Mặt khác, dịch vụ và hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Do vậy, đòi hỏi cấp thiết là cần quan tâm đúng mức đến khía cạnh giới trong khuyến nông nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của nữ giới tới các hoạt động khuyến nông.

Xét dưới góc độ chính sách, các quy định hiện hành chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể thế nào là lồng ghép giới vào hoạt động khuyến nông. Các chính sách khuyến nông đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh việc áp dụng và chuyển giao các dịch vụ khuyến nông như liên kết chuỗi giá trị, chuyển giao công nghệ… mà chưa thực sự quan tâm đến vấn đề lồng ghép giới.

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Ảnh: DĐT.

Dịch vụ và hoạt động khuyến nông còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nữ giới ở khu vực nông thôn. Ảnh: DĐT.

Hạn chế này dẫn đến rào cản về giới hình thành và ngăn cản nữ giới có cơ hội bình đẳng với nam giới trong chia sẻ lợi ích và đặc biệt là hạn chế năng lực của nữ giới trong các hoạt động kinh doanh.

Với những lý do trên, việc xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn tập huấn về lồng ghép giới trong khuyến nông, tập huấn cho cán bộ cơ sở về lồng ghép giới và truyền thông về lồng ghép giới trong khuyến nông là vô cùng cần thiết.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ, việc lồng ghép giới trong hoạt động khuyến nông sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Để cụ thể hóa được mục tiêu, Trung tâm đã phối hợp với UN Women xây dựng bộ tài liệu về lồng ghép giới để đưa vào giảng dạy, xây dựng kế hoạch để giúp cho công tác giới trong mọi hoạt động khuyến nông được diễn ra xuyên suốt như trong xây dựng mô hình, huấn luyện đào tạo, thông tin tuyên truyền, công tác hội nghị hội thảo…

“Ngay trong những ngày đầu hình thành tài liệu, Trung tâm không chỉ hợp tác với UN Women mà còn mời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức đoàn thể khác cùng chung tay vào hoạt động công tác giới. Sau khi hình thành tài liệu, Trung tâm sẽ phối hợp với các tổ chức ngành chủ trì các diễn đàn, hội thảo, các buổi giảng dạy thử nghiệm để đưa ra những giải pháp trực tiếp đối với những đối tượng có tính lan tỏa cao, có tính tiếp cận cộng đồng trực tiếp ở địa phương. Với phương thức như vậy, không chỉ trung tâm khuyến nông, các tổ chức quốc tế, cơ quan đoàn thể trong nước cũng sẽ vào cuộc một cách đồng bộ”, ông Lê Quốc Thanh cho biết.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm