| Hotline: 0983.970.780

Phát triển lúa lai trước biến đổi khí hậu

Thứ Hai 28/05/2012 , 10:14 (GMT+7)

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội vừa phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã tổ chức hội thảo quốc tế “Chiến lược nghiên cứu phát triển lúa lai ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Mở rộng lúa lai nhằm đảm bảo ANLT và áp lực dân số

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội vừa phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã tổ chức hội thảo quốc tế “Chiến lược nghiên cứu phát triển lúa lai ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu”.

Hội thảo nhằm xác định chiến lược nghiên cứu và phát triển lúa lai của Trung Quốc và các nước Asean. Bên cạnh đó đề xuất định hướng và chính sách phát triển lúa lai trong nước và cơ chế hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và SX.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đánh giá chủ trương đẩy mạnh phát triển lúa lai ở VN hơn 20 năm qua là đúng đắn, góp phần tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đặc biệt các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ. Hiện bộ giống lúa lai đang SX ở trong nrất đa dạng với 52 giống đã được công nhận chính thức, đáp ứng trên 20% nhu cầu về giống. Ngoài ra VN đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ duy trì dòng bố mẹ và SX hạt lai F1; xác định được 1 số vùng SX hạt bố mẹ và hạt lai F1…

Một số ý kiến cho rằng, nước ta bắt đầu chịu ảnh hưởng của BĐKH, vùng miền núi phía Bắc rét hại kéo dài trong vụ xuân; nóng gay gắt trong tháng 9. Trong điều kiện khắc nghiệt, cần đưa vào SX giống lúa lai có TGST ngắn phù hợp với vụ mùa sớm, thu hoạch đầu tháng 8 nhằm giảm bớt ảnh hưởng của BĐKH.

“Đa dạng các giống lúa lai sử dụng trong SX theo hướng ngắn ngày hoặc cực ngắn ngày, kháng bạc lá, rầy nâu, năng suất cao, chất lượng gạo cơm đáp ứng thị trường trong nước và XK. Cần nghiên cứu giải pháp giảm lượng hạt giống cần sử dụng để giảm chi phí về giống, tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật để tăng năng suất, phát huy hơn nữa ưu thế lai của các giống lúa lai thế hệ mới”, ông Quảng nói.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho rằng: “Việc phát triển lúa lai nhằm đảm bảo an ninh lương thực và áp lực tăng dân số; bởi mỗi năm nước ta tăng trung bình khoảng 1 triệu người. Khi diện tích đất trồng lúa giảm dần thì tỷ lệ lúa lai tăng là giải pháp quan trọng. Định hướng chung của Bộ NN-PTNT là tăng tối đa diện tích lúa lai trong vụ ĐX ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích vụ HT ở Bắc Trung bộ, mùa sớm ở đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc. Đối với các tỉnh phía Nam, mở rộng lúa lai gắn liền với kỹ thuật sạ thưa bằng dụng cụ sạ hàng để giảm tối đa lượng hạt giống”.

Cũng theo ông Quảng, phát triển lúa lai đang có hạn chế như diện tích không ổn định, một số địa phương đang có xu hướng giảm, chuyển sang trồng lúa chất lượng cao. Nguyên nhân là giá giống lúa lai ngày càng cao. Bên cạnh đó hàng chục giống lúa lai được công nhận, nhưng không chủ động SX hạt giống F1 hoặc SX bấp bênh, giá thành quá cao, không cạnh tranh được với giống khác. Ngoài ra tập quán nhiều nơi sạ dày, sử dụng lượng hạt giống lên tới hàng trăm kg/ha...

Để phát triển giống lúa lai, Cục Trồng trọt đưa ra một số giải pháp như: Tăng tỷ trọng sử dụng giống lúa lai được chọn tạo và SX hạt F1 trong nước nhằm chủ động nguồn giống và giảm giá giống; tạo nhiều giống lúa lai mới của VN. Ngoài ra tăng cường gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu và DN theo các hướng liên kết, liên doanh trong đầu tư nghiên cứu, SX-KD giống lúa lai; chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền giống...

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.