| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 22/05/2009 , 08:51 (GMT+7)

Trước diễn trình BĐKH ngày càng nhanh, ý nghĩa của nông nghiệp thích nghi càng quan trọng...

Do những đặc điểm về khí hậu và địa hình khác nhau, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) mỗi vùng có khác nhau ít nhiều về mức độ và nội dung. Nông nghiệp thích nghi được quan tâm từ lâu, nhưng trước diễn trình BĐKH ngày càng nhanh, ý nghĩa của nông nghiệp thích nghi càng quan trọng, những đề tài/dự án khoa học công nghệ liên quan càng trở nên bức thiết nhất.

>> Biến đổi khí hậu đe dọa sự sống của loài tôm
>> Những công nghệ mới làm giảm biến đổi khí hậu
>> Nguy cơ mất 17 tỉ USD do biến đổi khí hậu
>> “Biến đổi khí hậu tác động đến cuộc sống của chúng ta
>> Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu
>> Biến đổi khí hậu, nông nghiệp, nông thôn bị ảnh hưởng nhiều nhất…

Một số biện pháp tăng tính thích nghi của nông nghiệp sống chung và né tránh những bất lợi do BĐKH được giới thiệu, như biện pháp rút ngắn thời gian chiếm ruộng của vụ lúa bằng giống lúa cực sớm và phương pháp sạ hàng - mạ ném; phát triển vườn bằng cây nông - lâm nghiệp, cây công - lâm nghiệp và cây lâm nghiệp, tạo điều kiện phát triển hệ thống kinh tế sinh thái VAC thích hợp ở các vùng. Lúa cạn, lúa nổi cũng được đề cập.  

I. Sản xuất lúa trong diễn trình biến đổi khí hậu

1. Rút ngắn chu kỳ sản xuất chiếm ruộng bằng giống cực sớm

Quá trình sản xuất công/nông nghiệp ngày càng rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm hàng hóa với tốc độ ngày một nhanh theo tiến bộ của khoa học công nghệ. Trải qua hàng trăm thế kỷ, quá trình phát triển nghề trồng lúa gắn liền với quá trình rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống lúa, từ lúa hoang lưu niên đến mỗi năm 1 vụ, rồi 2 vụ, 3 vụ..., với năng suất và sản lượng tăng gấp bội (N. V. Luật, 2001). Trước cảnh báo của BĐKH, yêu cầu rút ngắn chu kỳ sản xuất càng bức xúc, vì còn để né tránh dễ dàng hơn khi BĐKH gây khó dễ cho sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu về giống lúa cực sớm nhằm rút ngắn thời gian vụ lúa chiếm ruộng, các nhà  chọn tạo giống ở ĐBSCL cũng như ở ĐBSH đều đã thành công bằng các phương pháp lai tạo truyền thống, đột biến, nuôi cấy mô, và cả ưu thế lai, rất đáng được khích lệ. Do rút ngắn được thời gian chiếm ruộng, nên người nông dân gặt sớm hơn để né lũ, né hạn và mặn xâm nhập, tăng vụ.

Một tập đoàn giống lúa cực sớm cao sản xuất khẩu 80-90 ngày được chọn tạo và giới thiệu vào sản xuất, đã được gieo trồng trên hàng triệu ha, có năng suất, chất lượng và tính kháng sâu bệnh không kém những giống lúa dài ngày hơn. Viện Lúa ĐBSCL đã thu thập trong nước và nhập nội, tuyển lựa được giống lúa có chu kỳ sinh trưởng bình thường là 60-75 ngày từ giữa những năm 80 thế kỷ trước, đặt tên là OMCS1 đến OMCS6, OMCS7 (hiện đang có nơi dùng) (Nguyễn Văn Luật, 2006). 

2. Rút ngắn chu kỳ sản xuất chiếm ruộng bằng biện pháp kỹ thuật làm mạ

Thời gian chiếm ruộng có thể rút còn 70 ngày như mô hình đã thực hiện ở huyện Châu Thành và Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2000 với giống lúa cao sản xuất khẩu OMCS 21 chỉ trên 80 ngày, mạ làm trên vỉ plastic với những lỗ đựng đất mầu cho từng khóm gồm 2-3 cây mạ. Mạ 12-14 ngày tuổi được bóc ra khỏi vỉ plastic để tung/ném (mạ ném), vẫn đạt 6-8 tấn/ha. Kỹ thuật gieo thẳng lúa kéo dài thời gian vụ lúa chiếm ruộng vì gồm cả thời kỳ mạ trên ruộng, nhất là đối với lúa xuân ở miền Bắc. Nhưng dùng giống lúa cực sớm, nhất là làm trong vụ mùa, gieo trồng bằng máy gieo lúa theo hàng như ở Nam bộ còn giải quyết được khâu khan hiếm lao động cấy lúa.  

3. Dùng giống lúa cao cây dài ngày mẫn cảm chu kỳ sáng để sống chung với lũ

Giống lúa sống chung với lũ là lúa nước sâu cao 170-180 cm và nhất là lúa nổi ở ĐBSCL hay lúa ngoi ở Quảng Bình, chiều dài tới vài bốn mét và hơn. Ở ĐBSCL đã có hàng chục giống lúa nổi mẫn cảm với chu kỳ sáng. Người nông dân gieo gối vào vụ mầu xuân hè. Thu hoạch mầu (đậu đỗ, rau củ quả, ngô...) xong thì lũ về, lúa ngoi lên dần, cho đến khi mỗi ngày dài thêm 10-20 cm, gốc rễ bám vào đất, thân nổi lềnh bềnh trên mặt nước với rễ phụ phù du mọc ra từ đốt lúa ngâm trong nước hóng hút phù sa, đổ rạp theo chiều lũ rút nhưng bông lúa vẫn ngoi lên, cho năng suất 2,5-4,0 T/ha lúa hữu cơ cao giá. Vùng ven biển có nhiều giống lúa nước sâu với tập quán canh tác thích hợp chịu mặn, chịu phèn khá. (Nguyễn Văn Luật, 1984, 1996).

Thu hoạch bông lúa nổi xong còn lại lớp rơm rạ dầy 20-30 cm, giữ được nhiều phù sa hơn và giữ ẩm lâu hơn. Vụ mầu trồng tiếp không cần làm đất, không cần hay cần ít phân bón, sâu bệnh ít. Chúng tôi có nhiều kết quả nghiên cứu ở thập kỷ 80 thế kỷ trước ở vùng Phú Tân, Chợ Mới, tỉnh An Giang và Thốt Nốt, Hậu Giang đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hệ thống canh tác 2 - 3 vụ lúa cao sản, và đất không bị nghèo dần như bây giờ, phải đầu tư phân bón gấp rưỡi, gấp đôi mới bằng năng suất trước kia.

Tuy lúa nổi đã bị “xóa sổ” trong sản xuất vì an ninh lương thực, nhưng vẫn còn giống ở các ngân hàng gene lúa của cơ quan nghiên cứu. Quá trình BĐKH đến mức không trồng lúa được phải đến hàng thế kỷ nữa. Trước đó, mực nước lên cao vào mùa mưa do biển dâng, mưa dữ, lũ về vô hiệu hóa nhiều bờ bao. Lúc đó cần lúa nổi và lúa nước sâu hồi sinh sống chung với lũ. Tất nhiên, cần chuẩn bị mô hình từ bây giờ.  

4. Nghiên cứu phát triển lúa cạn

Lúa cạn chủ yếu được trồng ở miền núi và trung du vào mùa mưa, với diện tích được thống kê không đầy 150.000 ha. Các địa phương trồng nhiều cũng chỉ giới hạn trong diện tích khoảng 20.000-27.000 ha, như Lai Châu, Nghệ An, Gia Lai và hàng chục tỉnh có trồng loại lúa này. Tuy diện tích còn hẹp, năng suất thấp, nhưng ý nghĩa an ninh lương thực khá lớn, vì vận chuyển từ đồng bằng lên khó khăn tốn kém, và càng quan trọng khi nước biển dâng do BĐKH thu hẹp diện tích trồng lúa ở đồng bằng.

Lúa cạn được trồng chủ yếu bằng giống bản địa, tuy có những giống cho gạo đặc sản, nhưng năng suất thấp. Đã có giống cho năng suất cao hơn như tập đoàn lúa cạn được nghiên cứu ở Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc ở Phú Thọ. Có thông tin về giống lúa cạn lưu niên thân bò chống xói mòn tốt.   

Bảng 1- Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng vùng lúa nổi

                                                                          Đặng Kim Sơn  (Đề tài cấp Nhà nước 02A 0102, 1986-1990)

Luân canh

Diện tích (ha)

Thu nhập (tấn)

Lời (tấn thóc)

1 kg lúa/công

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Lúa nổi- Vừng- Đậu

350

17,5

12,8

40

Lúa nổi- Vừng

2.870

15,5

3,6

39

Lúa đông xuân

2.500

4,1

2,0

22

Lúa nổi

7.100

2,4

1,6

17

Huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang (nay là Cần Thơ)

Lúa nổi-Đay tơ- Lúa HT

150

18,6

11,5

12,0

Lúa nổi- Đay tơ

520

10,2

7,5

8,3

Đay thuần

1.550

8,6

6,0

12,0

Lúa ĐX- Lúa HT

440

7,5

2,7

6,0

Lúa nổi

12.500

1,2

0,9

6,0

Quy đổi theo giá lúc đó:

1 kg đay = 4 kg lúa; 1 kg đậu = 5 kg lúa;1 kg vừng = 6 kg lúa.  

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.