| Hotline: 0983.970.780

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Thứ Năm 26/03/2020 , 09:05 (GMT+7)

Trong giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) định hướng phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với vùng sản xuất tập trung.

Anh Đỗ Anh Dũng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên kiểm tra mô hình cây ba kích tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai. Ảnh: KH.

Anh Đỗ Anh Dũng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên kiểm tra mô hình cây ba kích tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai. Ảnh: KH.

Đó là: Vùng sản xuất lúa tập trung với quy mô 300 - 500ha, vùng sản xuất chè tập trung với quy mô 600 - 1.000ha, vùng sản xuất rau, quả với quy mô từ 1.000 - 1.500ha, vùng sản xuất cây dược liệu tập trung dưới tán rừng với quy mô 500 - 1.000ha, vùng trồng cây gỗ lớn với quy mô 4.000 - 5.000ha và vùng chăn nuôi đại gia súc tập trung.

Đồng thời có kế hoạch nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển từ 1 - 2 sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với vùng sản xuất tập trung.

Toàn huyện Võ Nhai hiện có trên 1.500ha cây ăn quả, trong đó một số sản phẩm tạo được uy tín với người tiêu dùng như: na La Hiên, bưởi Tràng Xá, ổi Phú Thượng, cam Vinh Lâu Thượng…

Ông Hoàng Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai cho biết: Thời gian qua cùng với việc lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.

Cụ thể như: Vùng trồng na ở 2 xã La Hiên và Lâu Thượng cho thu nhập từ 380 - 400 triệu đồng/ha/năm, vùng chuyên canh bưởi Tràng Xá cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng ổi, dứa tập trung tại xã Phú Thượng đạt khoảng 400 - 500 triệu/ha/năm; trồng chuối xuất khẩu tại xã Nghinh Tường...

Trong đó ưu tiên phát triển cây na và cây trồng dược liệu. Một số vùng hiện đang trồng dược liệu tập trung như: Hợp tác xã Thịnh Vượng, xã Nghinh Tường; Hợp tác xã Dược liệu, xã Cúc Đường.

Hiện nay, tổng diện tích na của xã La Hiên lên tới hơn 200ha. Xã La Hiên hiện có gần 700 hộ trồng na, tập trung chủ yếu ở các xóm: Trúc Mai, Làng Giai, Hiên Bình, Hiên Minh, La Đồng… Nhờ cây na, đời sống của người dân trong vùng không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Đối với cây trồng dược liệu, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã triển khai mô hình trồng cây ba kích tím tại xã Nghinh Tường, với quy mô 5ha, trong đó có 9 hộ nông dân tham gia.

Các hộ dân tham gia mô hình thuộc các xã miền núi, có điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết phù hợp với cây ba kích đồng thời nằm trong vùng quy hoạch trồng cây dược liệu của huyện, xã và thuận lợi cho việc tham quan, giới thiệu mô hình.

Qua gần 2 năm trồng, kết quả kiểm tra cho thấy cây ba kích sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 90% và không có sâu bệnh.

Theo đánh giá cây ba kích tím phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại các địa phương nơi đây. Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn...

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.