| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 02/03/2020 , 22:17 (GMT+7)

Thái Nguyên xác định chương trình OCOP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Thái Nguyên có 25 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 – 4 sao. Ảnh: Kiều Hải.

Thái Nguyên có 25 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 – 4 sao. Ảnh: Kiều Hải.

Theo đó, trong 162 sản phẩm đã đăng ký thì có 25 sản phẩm được xếp hạng 3 – 4 sao sau khi được Hội đồng và tổ chức đánh giá xếp hạng.

Năm 2020 là năm thứ hai tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã phường một sản phẩm” giai đoạn 2019 – 2025. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án OCOP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng...

Đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm, sản phẩm OCOP đạt 4 sao được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm và sản phẩm OCOP đạt 5 sao sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cho biết: Trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung, cơ chế chính sách hỗ trợ, cách thức thực hiện Chương trình OCOP tới tất cả các chủ thể thực hiện gồm Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh và hệ thống quản lý điều hành chương trình từ tỉnh đến xã.

Đồng thời, phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó trọng tâm là sản phẩm từ chè, lúa gạo đặc sản, miến, hoa quả và sản phẩm dịch vụ du lịch.

Trà Thái Nguyên vẫn là sản phẩm đặc sản được đánh giá cao. Ảnh: Kiều Hải.

Trà Thái Nguyên vẫn là sản phẩm đặc sản được đánh giá cao. Ảnh: Kiều Hải.

Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng website OCOP Thái Nguyên kết nối với các sàn giao dịch và website của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP nhằm quảng bá thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, thiết kế phần mềm quản lý chương trình OCOP. Cùng với đó, tiến hành xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gian hàng OCOP trong đó có 1 trung tâm cấp tỉnh. Xây dựng mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP, dự kiến mỗi huyện một mô hình.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.