| Hotline: 0983.970.780

Phiên bản sói biển Hoàng Sa: [Bài 1] Bám đảo Hoàng Sa

Thứ Năm 24/10/2019 , 09:25 (GMT+7)

Ngư dân Tiêu Viết Là, SN 1950, quê ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi từng nhiều lần bị Trung Quốc bắt lên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Trong đó 1 lần bị giam, 2 lần thu tàu, 1 lần bắn bị thương tích cùng với 6 ngư dân. Hiện nay 2 người con trai của ông là Tiêu Viết Linh và Tiêu Viết Vấn theo lời cha, tiếp tục ra bám giữ đảo.

1-kinh-ngu-tieu-viet-l-cung-2-nguoi-con-tri142206835
Kình ngư Tiêu Viết Là cùng 2 người con trai Tiêu Viết Linh (bên trái) và Tiêu Viết Vấn (bên phải). Ảnh: Văn Chương.

Trung Quốc đưa đội tàu thăm dò vào khu vực bãi Tư Chính và ngang nhiên thăm dò, quấy nhiễu. Ở phía khu vực quần đảo Hoàng Sa, hàng loạt tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị Trung Quốc tịch thu tài sản, đập phá đồ đạc. Ngư dân Tiêu Viết Vấn, con trai kình ngư nổi tiếng Tiêu Viết Là vừa trở về đất liền vào chiều 8/10. Con tàu bị tháo gỡ định vị, chặt phá dây hơi. Nhưng ngư dân này vẫn thể hiện là phiên bản của người cha mình, đó là sửa soạn để tiếp tục lên đường.
 

Còi hụ Hoàng Sa

Tối ngày 4-10, nhiều tàu cá của bà con ngư dân xã Bình Châu neo tại khu vực quần đảo Hoàng Sa bắt đầu xoay mũi, tiến về phía cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa để lặn cá.

Hơn 45 năm trước, đây là hướng hành quân của tàu HQ 10 Nhật Tảo và HQ 16 Lý Thường Kiệt tiến vào khai hỏa trong trận Hải chiến Hoàng Sa (ngày 19 tháng 1 năm 1974), sau đó cụm đảo này bị Trung Quốc chiếm đóng.

Ít ai ngờ rằng, dù đang bị Trung Quốc kiểm soát, nhưng ngư dân Việt Nam hàng đêm vẫn cho tàu vào đánh bắt cá. Ông Quýt, một ngư dân địa phương cho hay: “mấy ông có gan thì mới dám đi vô vùng đó, còn lại thì chạy ở vùng ngoài đảo, vì vô trong đó mà bị bắt chặn bắt thì không chạy ra được”.

Trong đêm đen Hoàng Sa, chiếc tàu vỏ gỗ sơn màu xanh mang số QNG 90846 TS do ngư dân Tiêu Viết Vấn (29 tuổi) làm thuyền trưởng chạy ở tọa độ 16 độ 14 phút vĩ độ bắc – 111 độ 40 phút kinh đông, khu vực đảo Đá Lồi, nằm cách cụm Lưỡi Liềm khoảng 12 hải lý. Con tàu này mới hạ thủy và đi được 2 chuyến biển. Hấu hết ngư dân đều không dám mạo hiểm đưa những con tàu mới đi vào cụm Lưỡi Liềm, vì sợ Trung Quốc tịch thu thì sẽ trắng tay. Đảo Đá Lồi vẫn đang là một hoang đảo và ngư dân cảm thấy an toàn.

Đêm đen Hoàng Sa, nhưng cuộc sống của bà con ngư dân vẫn diễn ra nhộn nhịp trên sóng Icom. Mỗi chiếc tàu cách nhau 5-10 hải lý. Ngư dân vừa đánh cá vừa quan sát để chia sẻ tình hình. Khi ra vùng biển nóng, ngư dân luôn đưa máy Icom vào chế độ trực 24/24 để phát đi tình hình: “Chiều nay ở Phú Lâm ra 2 chiếc tuần tra, bên Đá Tháp 1 chiếc chạy về đảo Cẩu, bị rượt ở đảo Hai Trụ…”.

Một đêm trôi qua yên bình, tám ngư dân trên tàu cá QNg 90846 TS bỏ cá xuống khoang, ăn bữa sáng rồi tranh thủ ngủ bù. Con tàu chông chênh trôi ở cạnh hoang đảo. Người cha Tiêu Viết Là đã dạy con, “đảo Bạch Quy, Bom Bay, Đá Lồi thì Trung Quốc ít tới chỗ đó, tàu mới làm né ra một chút nó khỏi để ý”. Nhưng trong thời gian gần đây, những chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã bung rộng bán kính kiểm soát, mỗi ngày thêm gây khó cho ngư dân. Giấc ngủ chưa được sâu thì các ngư dân đã bật dậy trước tiếng còi hụ của tàu Trung Quốc mang số hiệu 4301.
 

Tàu hung thần

Khi nghe tiếng còi hụ, 8 ngư dân theo phản xạ tự nhiên là thò đầu nhìn qua ô cửa sổ, còn thuyền trưởng lao sầm đến quay bánh lái, hét to vào máy Icom để thông báo cho tất cả các tàu đánh cá ở Hoàng Sa biết. Thuyền trưởng giật ga cho chiếc máy hơn 700 mã lực gầm lên để tàu bỏ chạy. Khói phụt lên đen kịt từ ống xả. Con tàu như chú mực phát hiện ra kẻ thù thì phun mực để gây nhiễu. Nhưng trước con Trung Quốc có chiều dài gần 70 mét thì chiếc tàu cá ngư dân có chiều dài 22 mét không thể lẩn trốn mà phải chấp nhận một cuộc đua không cân sức.

“Tàu Trung Quốc 4301 rượt…!”, thuyền trưởng hét to. Vào giây phút đó, thuyền trưởng Vấn nhớ đến lời dặn của cha mình là ngư dân Tiêu Viết Là về cách đối phó trong trường hợp bị tàu Trung Quốc rượt đuổi. Đó là chuỗi kinh nghiệm được rút ra tự sự cay đắng và nỗi tủi nhục tận cùng của ông.

2-hinh-nh-tu-trung-quoc-chn-mui-tu-c-qng-90846-ts14220715
Hình ảnh tàu Trung Quốc chặn mũi tàu cá QNg 90846 TS. Ảnh cắt từ clip.

Vào ngày 27/6/2007, chiếc tàu của ông Là chạy cắt ngang đảo Phú Lâm thì bị một tàu tuần tra lao ra rượt đuổi. Cảnh tượng ông Là miêu tả giống hệt mọi thứ đang diễn ra với thuyền trưởng Vấn. Do ông Là không chịu dừng tàu nên lính Trung Quốc lia đạn AK bắn nát thân tàu. Trên tàu có 13 ngư dân thì 6 người bị dính đạn, ông Là bị thương nhẹ vào tay.

Còn trong vụ việc xảy ra vào ngày 5-10-2019, trong lúc bị rượt đuổi, ngư dân Tiêu Viết Vấn hét trên Icom thông báo số tàu của Trung Quốc là 4301 thì đã nhận được nhiều lời bình luận cùng tiếng thở dài của các ngư dân đang ở Hoàng Sa: “nó là tàu Lý Thông, hôm trước nó còn cản trở việc cứu người”. Trước đó, vào ngày 26-9, tàu cá ĐNa 90929 TS của ngư dân TP Đà Nẵng bị mắc cạn ở đảo Hoàng Sa. Tàu cá QNg 95563 TS của ngư dân Quảng Ngãi đến tổ chức ứng cứu trong nhiều ngày thì bị chính con tàu Trung Quốc này ra sức cản trở.

Nhớ đến lời cha dặn về vụ bị xả súng bắn, nên khi thấy tàu tuần tra Trung Quốc đeo bám và thả ca nô thì thuyền trưởng Vấn chấp nhận dừng tàu. Con tàu biến thành chiếc thớt băm bởi âm thanh “bùm bùm” của dao chặt xuống sàn tàu. Bọn lính Trung Quốc tiệt đường sinh kế của ngư dân bằng cách xả hết 2 bầu nước ngọt, thu giữ định vị, xúc cá đổ sang tàu, thu giữ nhiều ngư lưới cụ khác, thả dây hơi trên sàn tàu để băm nát.
 

Vài hôm con đi

Trên con tàu QNg 90846 TS neo đậu tại Cảng Sa Kỳ, lão ngư dân Tiêu Viết Là ngồi sau bánh lái nhìn ra sàn tàu vẫn còn ngổn ngang dây hơi bị chặt vung vãi. Điều đầu tiên mà lão ngợi khen đứa con trai là đã cho anh em quay lại cảnh tàu Trung Quốc vây ráp trên biển để báo cáo với nhà chức trách. “Chứng cứ” là yêu cầu số 1. Vì trong vụ việc con tàu ông Là Trung Quốc xả súng bắn, khi ông Là xuống tàu định quay về Việt Nam thì bọn lính ách lại, tịch thu, vì con tàu đầy vết thương tích. Nếu tàu trở về cùng với các ngư dân còn hằn vết sẹo trên thân thể sẽ trở thành chứng cứ chứng minh thêm hành vi man rợ ức hiếp ngư dân.

3-ngu-dn-huynh-vn-hung-nguoi-di-tren-tu-cu-ong-l-bi-trung-quoc-bn-tn-phe142207162
Ngư dân Huỳnh Văn Hưng, người đi trên tàu của ông Là bị Trung Quốc bắn tàn phế. Ảnh: Văn Chương.
Ngư dân trên tàu cá QNg 90846 TS vào đất liền trình báo với Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển, khi tàu Trung Quốc 4301 vừa rời đi, các ngư dân đã lao xuống biển lặn tìm lá cờ bị lính Trung Quốc ném xuống biển và chỉ mang được về một mẩu cờ rách.

Ngồi trên con tàu của người con trai, ông Là hồi ức lại cảnh con tàu đẫm máu cách đây 12 năm về trước ở Hoàng Sa.

Sau lần đó, ông Là còn bị Trung Quốc bắt giữ thêm 2 lần nữa cùng với sói biển Mai Phụng Lưu ở đảo Lý Sơn. Sau giây phút nhận ra “người quen từng bị bắt”, lính Trung Quốc lôi ông Là vào nhà giam tra khảo.

“Nó có võ tàu, đánh mình, đánh toàn chỗ hiểm, cho nên tôi trở về thì phát bệnh hở van tim” – ông Là kể câu chuyện buồn tủi.

Ông Là bước đi trên sàn tàu, trên khuôn mặt chữ điền, đôi môi mím và ánh mắt trầm ngâm. Ông Là cho biết, nợ nần mấy trăm triệu từ tổn phí chuyến biển và các tài sản bị thu giữ gây khó khăn cho gia đình. Sức khỏe không tốt khiến giọng nói của ông không còn hừng hực như những năm trước, nhưng khẩu khí của ông thì vẫn không hề thay đổi. Ông nói: “sửa sang lại, đi vay mượn thêm để bù tổn phí rồi con trai lại đi ra Hoàng Sa”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm