| Hotline: 0983.970.780

Phòng tránh bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa

Thứ Năm 16/05/2013 , 11:14 (GMT+7)

Làm gì để có thể phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa?

* Làm gì để có thể phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa?

Lê Thúy Nga, Triệu Phong, Quảng Trị

Theo diendan.eva.vn thì: Mùa nắng với khí hậu nóng, oi bức là yếu tố thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều loại bệnh như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi, chốc lở, rôm sẩy..., các bệnh truyền nhiễm đường ruột ( tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, tả, lỵ, thương hàn)... 


Ảnh minh họa

Để phòng chống các bệnh lý đường hô hấp, chúng ta phải hạn chế uống nước đá quá lạnh, nếu quá khát và nóng thì hãy dùng một ít nước lọc để mát và pha thêm nước thường để bớt độ lạnh hơn. Không nên để máy lạnh quá lạnh, phải thay đổi nhiệt độ trong phòng dần dần để cơ thể thích nghi. Để quạt xoay chứ không đứng yên một chỗ và thốc thẳng vào người.

Cũng cần chú ý bù đủ nước mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng cường sức đề kháng. Nếu ra quá nhiều mồ hôi thì có thể phải bù lại lượng chất khoáng để cơ thể đỡ mệt bằng cách sử dụng các loại nước giải khát có chất khóang (thường sử dụng sau khi tập thể thao) hay một cốc chanh muối.

Cần hạn chế các loại nước ngọt vì loại nước giải khát này sẽ làm khát hơn và dễ bị viêm họng. Với trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng các loại nước mát có tính lợi tiểu cao vì sẽ gây cho trẻ mất nước nhiều hơn, khát nhiều hơn nhưng lại chưa biết tự cung cấp nước uống cho bản thân.

Mùa hè là lúc người lớn và trẻ em dễ bị rôm sảy và nhiễm khuẩn da do đổ mồ hôi quá nhiều. Để phòng tránh nên tắm gội hằng ngày, mặc quần áo thoáng mát và hút mồ hôi, thay quần áo ngay mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi; tránh gãi hay "giết" rôm sảy để không làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

Nên cắt ngắn móng tay và rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh và hạn chế bệnh tật. Nếu đi ra ngoài thì nên che chắn cơ thể kỹ với mũ rộng vành, áo khoác và găng tay để tránh mất quá nhiều mồ hôi và bị hại da bởi nắng gắt, và chống say nắng. 

* Cần có biện pháp gì để ngăn chặn, phòng ngừa việc nhiễm trùng, nhiễm độc từ thực phẩm?

Phạm Thị Hằng Nga, Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Các cụ thường dạy: "Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào". Nên nấu nướng lấy để ăn và nên mua thực phẩm ở những nơi đủ tin cậy. Chỉ ăn thức ăn chín, nếu muốn ăn rau sống nên chọn hàng rau quả có nhãn RAU BẢO ĐẢM (trồng trong nhà lưới, không dùng phân đạm và thuốc trừ sâu hóa học). Tiếc rằng chỉ một số siêu thị ở Hà Nội và TP HCM mới có mặt hàng này.

Chính quyền các thành phố, các khu công nghiệp nên tạo điều kiện để khuyến khích các công ty triển khai sản xuất rau quả có bảo đảm. Không uống nước mía ngoài đường vì mía thường đã được ngâm xuống ao, róc vỏ xong gác ở gốc cây, ruồi muỗi nhiều, uống xong lại tráng qua quít trong một xô nước nhỏ. Không ăn tiết canh vì đang có dịch cúm gia cầm và nhiều nơi có thói quen hãm tiết canh lợn bằng nước tiểu (!).

Thành phố phải tìm mọi cách để giải tán các quán ăn chiếm dụng vỉa hè, vì vừa cản trở giao thông, vừa hứng chịu đầy bụi bậm đường phố. Nước ta là nước nông nghiệp. Gần 70% dân cư là nông dân, vì vậy không có lý gì cho phép nhập khẩu gà vịt, trứng, thịt và phủ tạng gia súc, vừa ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân vừa mang theo nguy cơ về các mầm bệnh nguy hiểm.

Các loại hoa quả nhập khẩu cần được kiểm tra về tính an toàn của các hóa chất dùng để bảo quản. Tương, một món ăn truyền thống nhưng vì chế tạo bằng mốc tự nhiên nên nhất thiết phải được kiểm tra về độc tố nấm gây ung thư Aflatoxin.

Ngay các loại nước đóng chai tuy mang nhãn hiệu sử dụng công nghệ Hoa Kỳ nhưng thực chất ra sao, nhất thiết phải qua khâu kiểm nghiệm thường xuyên...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm