| Hotline: 0983.970.780

#PrayforAmazonia

Thứ Ba 27/08/2019 , 19:12 (GMT+7)

Bất chấp các nỗ lực điều máy bay và binh sĩ quân đội tham gia chữa cháy, trong hai ngày qua đã có thêm 1.113 đám cháy mới ở Brazil.

Khủng hoảng nhiều mặt  

Theo AFP, tại thành phố Port Velho, bang Rondonia, phía tây bắc Brazil khói bụi vẫn bao trùm khắp nơi. Sân bay địa phương đã buộc phải đóng cửa gần 2 giờ đồng hồ để đề phòng các sự cố.

Cộng đồng mạng quốc tế sử dụng hình ảnh cây xanh hình lá phổi đang bị thiêu cháy kèm theo hashtag Cầu nguyện cho Amazon

Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng ngoại giao ngoài lề giữa Pháp và Brazil lại dường như có vẻ đang thu hút sự chú ý của báo giới hơn là nỗ lực cứu hỏa cháy rừng khi hai nhà lãnh đạo Emmanuel Macron và Jair Bolsonaro công khai “tấn công” nhau qua mạng xã hội.

Bác sĩ Sergio Pereira, giám đốc một bệnh viện nhi ở Port Velho, nơi có số bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường hô hấp tăng vọt những ngày qua, bày tỏ sự chán nản: "Theo một cách nào đó, chúng ta đang là những người hít khói thụ động. Nạn nhân hầu hết là trẻ em và người già".

Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân số vụ cháy rừng ở Brazil năm nay tăng đột biến là do nạn khai phát thực bì của người dân được đẩy mạnh trong nhiều tháng mùa khô để lấy đất canh tác và lập trang trại chăn nuôi. Nhìn từ trên cao, cảnh cháy rừng ở bang Rondonia thật là đáng sợ.

Hiện Tổng thống Jair Bolsonaro đã phát lệnh điều tra các báo cáo cho rằng, một số doanh nghiệp thuộc bang miền bắc Para đã tổ chức sự kiện "Ngày của lửa" hôm 10 tháng 8 vừa rồi để thể hiện sự ủng hộ những nỗ lực của các nhà lãnh đạo cực hữu nhằm làm suy yếu hoạt động giám sát bảo vệ môi trường.

Đàn bò của người dân ở bang Para bị xua ra khỏi vùng nguy hiểm do cháy rừng

Rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil, quốc gia có tới 60% lâm phần của lá phổi hành tinh cung cấp tới 20% lượng khí oxy cho toàn cầu đang bị cháy đã khiến cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích gay gắt. 

Phản ứng chậm trễ của ông Bolsonaro thậm chí còn bị đe dọa sẽ chấm dứt một thỏa thuận thương mại lớn giữa Liên minh châu Âu và các nước Nam Mỹ.

Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện trong 4 ngày qua của hãng MDA Research cho thấy, tỷ lệ phản đối ông Bolsonaro đã tăng mạnh, từ 28,2% trong tháng 2 lên 53,7%.

Brazil khước từ gói hỗ trợ của G7

Tính đến ngày hôm qua, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết chính phủ quốc gia Bắc Mỹ sẽ sớm cử một máy bay chữa cháy để chiến đấu với giặc lửa, đồng thời cam kết sẽ đóng góp khoảng 15 triệu USD cho nỗ lực khôi phục rừng Amazon.

Một nông dân Brazil băng qua đám cháy ở bang Rodonia

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã hứa sẽ chi 10 triệu bảng (12 triệu USD) cho các dự án trồng lại rừng Amazon, trong khi “gã khổng lồ thời trang xa xỉ” LVMH cũng cam kết chi 10 triệu euro cho việc này.

Trong ngày kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G7, khối này đã cam kết chi 20 triệu USD để giúp quốc gia Nam Mỹ chống giặc lửa cứu lá phổi hành tinh Amazon. Ngoài ra, G7 cũng nhất trí ủng hộ kế hoạch tái sinh rừng trung hạn sẽ được công bố tại trụ sở LHQ vào tháng 9 tới.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, việc trồng lại rừng là cần thiết "để bảo tồn di sản toàn cầu này và điều đó thực sự cần thiết cho sự thịnh vượng của nhân loại".

Giám đốc điều hành Greenpeace Jennifer Morgan đã hoan nghênh các hoạt động tài trợ từ khối G7, nhưng cho biết, khối các nền kinh tế phát triển cũng phải "ngừng ngay hành động ‘đổ thêm dầu vào lửa’, thúc đẩy sự hủy diệt của Amazon thông qua việc nhập khẩu nông sản liên quan đến nạn phá rừng và suy thoái đất".

Tuy nhiên, thông tin mới nhất, Chánh Văn phòng Tổng thống Brazil Onyx Lorenzoni hôm qua tuyên bố, nước này "đánh giá cao lời đề nghị viện trợ của G7", nhưng quyết định khước từ khoản viện trợ theo đề xuất của Tổng thống Pháp Macron. Ông Lorenzoni thậm chí còn đưa ra bình luận: “Gói viện trợ này thích hợp hơn cho việc tái trồng rừng ở châu Âu”.

Các dữ liệu mới thu thập từ vệ tinh, ghi lại sự chuyển động của khí CO (carbon monoxit) trong không khí ở độ cao 5.500 m tại Brazil từ ngày 8 đến 22/8 cho thấy, đây là một chất khí không màu, không mùi, dễ bắt cháy và có độc tính cao. Nguyên nhân xuất phát từ khoảng 950.000 ha diện tích rừng xuyên khắp Brazil đã bị cháy.

 CO là khí độc chết người, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

 

(BBC, AFP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm