| Hotline: 0983.970.780

Quản lý dinh dưỡng tốt để cây lúa cho năng suất tối đa

Thứ Tư 31/05/2023 , 10:30 (GMT+7)

AN GIANG Năng suất lúa sẽ đạt tốt nhất khi số lượng các chất dinh dưỡng chính xác, được cung cấp đúng thời điểm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa trong suốt vụ.

Trung tâm Khuyến nông An Giang vừa phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau tổ chức hội thảo "Giải pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả cho cây lúa".

Canh tác lúa luôn đòi hỏi nông dân phải thật thận trọng khi lựa chọn cho mình những giải pháp cũng như bước đi kỹ thuật phù hợp để vừa tối ưu chi phí, vừa đảm bảo về mặt năng suất. Một cánh đồng lúa xanh mướt, đủ số chồi hữu hiệu ở giai đoạn đẻ nhánh hay oằn bông, no chắc tại thời điểm thu hoạch luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả bà con.

Nông dân An Giang kiểm tra lúa trên đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân An Giang kiểm tra lúa trên đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vụ lúa hè thu 2023, toàn tỉnh An Giang xuống giống đạt 100% trên tổng diện tích toàn tỉnh là 230 ngàn ha. Ngành nông nghiệp An Giang kỳ vọng vụ lúa hè thu đạt năng suất cao và bán được giá. Để làm được vấn đề này, nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí nhân công lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó, tìm giải pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả cho cây lúa là điều quan trọng để quyết định năng suất ở cuối vụ.

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ) - chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp: Mục tiêu năng suất trong một vụ lúa sẽ chỉ đạt được khi số lượng các chất dinh dưỡng chính xác, được cung cấp dinh dưỡng vào đúng thời điểm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa trong suốt mùa vụ.

Chiến lược quản lý dinh dưỡng hiệu quả và tiết kiệm chi phí cần hướng tới là cây lúa hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng từ phân bón và các nguồn có sẵn trong đất thông qua việc quản lý cây lúa tốt. Tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có sẵn dưới dạng rơm rạ, phụ phẩm cây trồng khác và phân chuồng. Sử dụng chất khoáng theo yêu cầu để khắc phục các hạn chế về dinh dưỡng. Giảm thiểu rủi ro mất mùa bằng cách lựa chọn các mục tiêu năng suất kinh tế và năng suất thực tế; sử dụng hiệu quả phân bón và dinh dưỡng cân đối. Tối đa hóa doanh thu bằng cách xem xét chi phí đầu vào, bao gồm nhân công, phân hữu cơ và phân bón vô cơ.

Giải pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả cho cây lúa là điều quan trọng để quyết định năng suất ở cuối vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giải pháp quản lý dinh dưỡng hiệu quả cho cây lúa là điều quan trọng để quyết định năng suất ở cuối vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Ngọc Thuần (ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, An Giang) tham gia mô hình sử dụng phân bón của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (phân bón Cà Mau) chia sẻ: Phân bón Cà Mau giúp cây lúa hấp thụ dưỡng chất từ từ, do đó giúp giữ màu sắc lá lúa bền vững, hạn chế sâu bệnh gây hại trong điều kiện thời tiết bất lợi. Cây lúa phát triển tốt hơn, lá đứng, cứng cây, rễ mập và dài, ít sâu bệnh, ruộng trình diễn trổ đồng loạt và vô hạt chắc. Vụ thu đông năm 2022, ruộng trình diễn cho năng suất 4,7 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 1,3 tấn/ha. Vụ đông xuân 2022 - 2023 vừa qua, ruộng trình diễn cho năng suất 7,3 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 1,2 tấn/ha.

Còn ông Nguyễn Đức Huy (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, An Giang) chia sẻ: Sử dụng phân bón NPK Cà Mau, ruộng trình diễn cho năng suất 6,8 tấn/ha trong vụ đông xuân vừa qua, cao hơn ruộng đối chứng 200kg/ha, lợi nhuận cao hơn 1,2 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa truyền thống. Việc sử dụng NPK Cà Mau giúp màu lá lúa bền, đứng lá, cứng cây, bộ rễ trắng dày, đảm bảo dinh dưỡng, đạt hiệu quả.

Theo đánh giá của bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang, hiệu quả của mô hình sản xuất lúa sử dụng NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate cho thấy những ưu điểm nổi trội toàn diện, giúp cây lúa hấp thụ hết dưỡng chất từ từ, giữ màu sắc lá lúa bền, đứng lá, cứng cây, bộ rễ trắng dày, hạn chế sâu bệnh gây hại, đảm bảo dinh dưỡng nuôi cây..., năng suất tăng hơn 11%, chi phí sản xuất giảm gần 1 triệu đồng/ha, bên cạnh đó lợi nhuận tăng gần 5 triệu đồng/ha.

Nông dân trồng lúa ở An Giang cho biết, nhờ sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate, vụ đông xuân 2023, ruộng trình diễn cho năng suất 7,3 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 1,2 tấn/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng lúa ở An Giang cho biết, nhờ sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate, vụ đông xuân 2023, ruộng trình diễn cho năng suất 7,3 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 1,2 tấn/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiến sĩ Lê Hoàng Kiệt, Giám đốc Dự án Sản phẩm mới và Giải pháp dịch vụ nông nghiệp (Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) cho biết, bộ sản phẩm NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến hàng đầu châu Âu. Ưu điểm của bộ sản phẩm Polyphosphate là giúp cây lúa phát triển cân đối, đẻ nhánh khỏe, lá xanh bền, hạn chế sâu bệnh, tạo nhiều chồi hữu hiệu, đòng to, chắc hạt, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản cũng như tăng lợi nhuận cho nông dân.

Với những kết quả từ các mô hình thử nghiệm, thời gian tới, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau sẽ cùng các ban ngành tại các địa phương nhân rộng hơn nhiều mô hình, giúp bà con tăng lợi nhuận để gắn bó hơn với nghề lúa, cũng là góp sức vào mục tiêu an ninh lương thực chung của quốc gia.      

Xem thêm
Ứng dụng ruồi lính đen trong chăn nuôi: [Bài 1] Tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn bền vững

Ruồi lính đen không chỉ mở ra cho ngành chăn nuôi nhiều cơ hội về nguồn thức ăn ổn định, mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn phế phụ phẩm.

Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.