| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh: 100% cơ sở chế biến thủy sản đạt ATVSTP

Thứ Năm 17/03/2022 , 20:20 (GMT+7)

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 184 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó 184/184 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với 2.077 đảo lớn nhỏ, đường bờ biển dài 250km là lợi thế để phát triển kinh tế biển và thủy sản. Từ lợi thế sẵn có, việc phát triển kinh tế biển, trong đó triển khai thực hiện quyết liệt các chính sách, pháp luật trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đã được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.

Thực hiện Nghị quyết số 394/NQ-UBKHCNMT15 ngày 19/01/2022 của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCNMT) của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai thác và không theo quy định" và kế hoạch giám sát số 464/UBKHCNMT ngày 09/3/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Đoàn giám sát Quốc hội và Bộ NN-PTNT.

Cụ thể, sáng ngày 17/3, Đoàn giám sát do ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm UB KHCNMT, làm trưởng đoàn và đại diện Ủy viên UB KHCNMT của Quốc hội, Vụ KHCNMT, Hiệp hội chế biến và khai thác thủy sản Việt Nam cùng đại diện Bộ NN-PTNT có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đã thực hiện khảo sát và làm việc tại Công ty CP Thủy sản Tân An (TX Quảng Yên), Công ty CP thực phẩm BIM và Công ty Vận tải Ka Long tại Cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn).

Công tác chế biến hàu Thái Bình Dương tại Công ty CP thực phẩm BIM huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: CCTS

Công tác chế biến hàu Thái Bình Dương tại Công ty CP thực phẩm BIM huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: CCTS

Từ năm 2018, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến vấn đề gỡ "thẻ vàng" IUU cũng như công tác thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản. Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 184 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó 184/184 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (cấp trung ương cấp 13 cơ sở; cấp tỉnh cấp 16 cơ sở; cấp huyện cấp 155 cơ sở), điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản cơ bản đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu quy mô sản xuất nhỏ, quy mô bé chưa tưng xứng với tiềm năng phát triển của ngành, dây truyền công nghệ chưa hiện đại, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế, giá trị gia tăng chưa cao. 

Theo đánh giá năng lực cấp đông của các đơn vị trên địa bàn tỉnh ước đạt 380 tấn/ngày, gồm các thiết bị như tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc IQF và hầm đông gió. Năng lực bảo quản lạnh đạt 11.700 tấn. 

Nguyên liệu thủy sản sản xuất đưa vào các nhà máy chế biến chiếm khoảng 25%. Ảnh: CCTS

Nguyên liệu thủy sản sản xuất đưa vào các nhà máy chế biến chiếm khoảng 25%. Ảnh: CCTS

Nguyên liệu thủy sản sản xuất đưa vào các nhà máy chế biến chiếm khoảng 25%, còn lại được tiêu dùng trực tiếp hoặc tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm đạt khoảng 24,4 triệu USD/năm. Đối với các cơ sở sơ chế, chế biến nội địa có quy mô chế biến thuộc loại nhỏ và sêu nhỏ, sản phẩm chủ yếu là nước mắm, chả mực, thủy sản khô, ruốc hầu, ruốc cơ trai, hàu sữa chưng thịt...

Hiện 100% cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định. Các cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa có quy mô, công suất nhỏ, sản lượng hàng hóa thấp, lượng nước xả thải ra môi trường không nhiều; hầu hết các cơ sở nghiêm túc thực hiện các biện pháp thu gom chất thải phù hợp với các quy định bảo vệ môi trường.

Đối với các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đều có chuyên gia lập kế hoạch bảo vệ môi trường và hàng năm đều có báo cáo đánh giá tác động các hoạt động chế biến đến môi trường xung quanh.

Để đưa thủy sản Quảng Ninh vươn xa, tỉnh đã khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt cho người dân. Hiện Quảng Ninh có 9 nhà máy chế biến thủy sản, sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt khoảng 7.500 tấn.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm