| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh có 41 vườn ươm giống lâm nghiệp đạt chuẩn

Thứ Năm 04/07/2024 , 08:16 (GMT+7)

Hiện tỉnh Quảng Ninh có 41 vườn ươm của tổ chức, hộ gia đình đủ điều kiện để cung cấp cây giống lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn trên địa bàn.

Quảng Ninh hiện có 41 vườn ươm có khả năng cung cấp trên 80 triệu cây giống mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh hiện có 41 vườn ươm có khả năng cung cấp trên 80 triệu cây giống mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh là địa phương sở hữu diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành trong cả nước với gần 423.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm 68,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, hơn 370.000ha đất có rừng.

Theo kết quả thực hiện Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021, đến nay, diện tích hỗ trợ trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với loài cây quế, thông là gần 4,37 triệu cây. Trong đó, tổng diện tích cây cây quế từ 2021 đến tháng 4/2024 là là 1.300 ha với mật độ 3.300 cây/ha tương ứng với 4,35 triệu cây, cây thông là 15ha, mật độ 1660 cây/ha tương ứng 25.000 cây.

Còn theo kết quả thực hiện Nghị quyết 08 NQ/TU ngày 25/11/2021 đến nay, diện tích đã hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa là gần 3.800 ha với mật độ trung bình là 1.100 cây/ha tương ứng nhu cầu cây giống là 4,1 triệu cây. Như vậy, tổng nhu cầu cây của người dân, HTX, doanh nghiệp trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa ở Quảng Ninh giai đoạn 2021 đến nay là 8,47 triệu cây, trung bình mỗi năm nhu cầu cần 2,82 triệu cây giống gỗ lớn, cây bản địa.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND các địa phương, hiện nay, trên toàn tỉnh Quảng Ninh có 41 vườn ươm của tổ chức, hộ gia đình đã có đăng ký kinh doanh, hoạt động ổn định lâu dài đủ điều kiện để cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích vườn ươm là trên 47ha, tổng năng lực sản xuất, công xuất thiết kế là trên 94 triệu cây.

Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT Quảng Ninh, trong năm 2023, các đơn vị đã sản xuất được trên 80 triệu cây giống các loài như lim, giổi, lát, quế, sở, hồi, thông, keo... và cây bản địa gỗ lớn khác. Như vậy, những đơn vị này đã đáp ứng được nhu cầu giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bản tỉnh và có hoạt động cung ứng, trao đổi, tiếp nhận cây giống với các tỉnh lân cận.

Là HTX đầu tiên ở Ba Chẽ chuyên ươm mầm cây giống lâm nghiệp, ông Đặng Văn Đạt, giám đốc HTX Lâm nghiệp Bền Vững (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), cho biết, HTX mong muốn cung cấp cây giống đạt chất lượng cho bà con lâu dài. Theo đó, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường 4 triệu cây giống các loại như lim, giổi, lát...

Theo Sở NN-PTNT Quảng Ninh, thời gian qua, Sở đã triển khai nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn, tuyên truyền về quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống cây lâm nghiệp đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người trồng rừng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống.

Bên cạnh đó, Sở đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp, tiếp tục tuyên truyền, kiểm tra, quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ, Thông tư 22/2021/TT- BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ NN-PTNT, các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 13359:2021 Giống cây lâm nghiệp - Vườn ươm cây, các TCVN ban hành kèm theo Phụ lục I, Nghị định 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ) và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các văn bản của Sở NN-PTNT về tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Trồng rừng tại các bãi thải mỏ đã qua khai thác. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trồng rừng tại các bãi thải mỏ đã qua khai thác. Ảnh: Nguyễn Thành.

Từ đó, đảm bảo người dân, HTX, doanh nghiệp trồng rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và trên địa bàn được tuyên truyền, hướng dẫn và nắm rõ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

Thông báo tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống về các nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận trên địa bàn tỉnh để khai thác vật liệu nhân giống; quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu giống từ các nguồn giống đã được công nhận theo quy định tại Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ.

UBND các địa phương tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn đánh giá nhu cầu tiêu thụ của thị trường để chuẩn bị cây giống đáp ứng các tiêu chí về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng và chất lượng, ưu tiên phát triển các giống cây gỗ lớn, cây bản địa như lim, giổi, lát.

Đặc biệt, các phòng ban, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Thường xuyên rà soát, tổng hợp thông tin về nguồn gốc vật liệu nhân giống cây trồng lâm nghiệp chính và báo cáo về Sở NN-PTNT phục vụ công tác quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ.

Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù với chu kỳ sản xuất dài, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ba loại rừng. Hiện diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 435.000ha, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất