| Hotline: 0983.970.780

Quốc tế cam kết hợp tác ngăn chặn kháng kháng sinh tại Việt Nam

Thứ Sáu 26/07/2024 , 21:54 (GMT+7)

Việc tăng cường cam kết đa ngành và hợp tác đa phương về quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh là cần thiết đối với Việt Nam.

Ngày 26/7, Nhóm công tác kỹ thuật đa ngành về kháng kháng sinh thuộc Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người tổ chức cuộc họp thường niên. Ảnh: OHP.

Ngày 26/7, Nhóm công tác kỹ thuật đa ngành về kháng kháng sinh thuộc Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người tổ chức cuộc họp thường niên. Ảnh: OHP.

Sử dụng kháng sinh an toàn là nhiệm vụ quốc gia

Ngày 26/7, Nhóm công tác kỹ thuật đa ngành về kháng kháng sinh thuộc Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người tổ chức cuộc họp thường niên. TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cùng Giáo sư Robyn Alder đến từ Chương trình An ninh y tế toàn cầu, Chatham House, Vương quốc Anh đồng chủ trì hội nghị. 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh tầm quan trọng về nội dung kháng kháng sinh trong Khung đối tác đa ngành Một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025 về “Tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng kháng sinh và ngăn chặn kháng kháng sinh”. Nhóm công tác kháng kháng sinh đa ngành là một trong những cơ chế tốt để hiện thực hóa các luật, kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc trong y tế, môi trường và nông nghiệp.

Theo đó, hợp tác đa phương về quản lý, giám sát và ngăn chặn KKS là cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là khi Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. 

TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh tầm quan trọng về nội dung kháng kháng sinh trong Khung đối tác đa ngành Một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: OHP.

TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh tầm quan trọng về nội dung kháng kháng sinh trong Khung đối tác đa ngành Một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: OHP.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt quyết định số 1121/QĐ-TTg “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó quy định rõ mục tiêu và nhiệm vụ về quản lý, giám sát và kiểm soát kháng kháng sinh cũng như áp dụng phương pháp tiếp cận Một sức khỏe nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình hình kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh.

Chiến lược này nêu rõ: “Phòng chống kháng thuốc là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm nòng cốt của ngành y tế và ngành nông nghiệp, chủ động phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao năng lực phòng ngừa, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật”. 

Từ đó, chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể gồm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc; củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ, xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật; giảm sự lan truyền của vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

Quốc tế chia sẻ trách nhiệm phòng chống kháng kháng sinh với Việt Nam

Để triển khai tốt Chiến lược này, Bộ NN-PTNT vẫn tiếp tục huy động mọi nguồn lực để triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025” phê duyệt tại QĐ số 3609/QĐ-BNN-TY ngày 23/8/2021. 

Theo bà Robyn Alder - Đại diện của Chatham House, Vương quốc Anh, kháng kháng sinh là một trong những rủi ro sức khỏe đang được Chính phủ Việt Nam quản lý. Vì vậy, cần tận dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có, phối hợp đa ngành trong các chính sách quản lý kháng sinh và cùng hành động để đạt được kết quả tổng hợp thông qua phối hợp đa ngành. Đây cũng là một nội dung ưu tiên mà Trung tâm Gia cầm Một Sức khỏe UKRI GCRF hỗ trợ Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiến hành đánh giá rà soát chính sách kháng kháng sinh ở Việt Nam. 

Theo Giáo sư Robyn Alder, thực tế, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có hệ thống quy định về kháng kháng sinh khá toàn diện và có kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh sớm so với các nước. Tuy nhiên, việc thực thi đang là nhiệm vụ cấp bách, cần huy động và đầu tư nguồn lực để triển khai các quy định về kháng kháng sinh. 

“Do đó, các đối tác phát triển quốc tế khẳng định chia sẻ trách nhiệm phòng chống kháng kháng sinh với Chính phủ Việt Nam và tiếp tục cam kết đồng hành hỗ trợ các nguồn lực”, đại diện Chatham House nói. 

Giáo sư Robyn Alder đánh giá Việt Nam là một trong những nước có hệ thống quy định về kháng kháng sinh khá toàn diện và có kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh sớm so với các nước. Ảnh: OHP.

Giáo sư Robyn Alder đánh giá Việt Nam là một trong những nước có hệ thống quy định về kháng kháng sinh khá toàn diện và có kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh sớm so với các nước. Ảnh: OHP.

Cũng tại cuộc họp, một số đại biểu quốc tế nhận định, quy định về kháng kháng sinh tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc cung cấp thuốc kháng sinh trong y tế và thú y; cung ứng kháng sinh y tế và thú y; hệ thống giám sát sử dụng kháng sinh… Vì vậy, các cấp các ngành tại Việt Nam cần tiếp tục tăng cường phối hợp với nhau trong công tác phòng, chống kháng kháng sinh.

Trước thực trạng này, bộ NN-PTNT đã phối hợp với 2 Bộ đồng chủ trì Khung đối tác Một sức khỏe và cam kết sẽ làm tốt vai trò điều phối, tạo ra các cơ chế, diễn đàn chia sẻ, nhân rộng những kết quả nghiên cứu, bài học, kinh nghiệm thực tế về các hoạt động, chương trình kháng kháng sinh quốc tế và quốc gia. Đồng thời, kết nối các bên liên quan trong nước và đối tác phát triển quốc tế lắng nghe những nhu cầu thực tế từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật hoặc bố trí nguồn lực phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam. 

Việc phối hợp ngăn chặn kháng kháng sinh cần dựa trên cách tiếp cận Một sức khỏe, vì con người, động vật, thực vật và môi trường có mối liên hệ qua lại với nhau ở trên các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia, các cấp các ngành. 

Xem thêm
Nâng cao sức đề kháng vật nuôi sau bão lũ

Cần coi việc xử lý môi trường chăn nuôi và nâng cao sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho đàn vật nuôi có tính cấp bách không kém gì công tác phòng chống bão lũ.

Băn khoăn làm lúa 3 vụ/năm: [Bài 1] Áp lực dịch hại, tăng chi phí trên cánh đồng lúa 3 vụ

ĐỒNG THÁP Việc thâm canh 3 vụ lúa/năm ở vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp đang bộc lộ nhiều hạn chế do áp lực sâu bệnh, dịch hại, đội chi phí sản xuất tăng cao.

Chuyển giao giống cà phê chất lượng cao phục vụ tái canh

ĐẮK LẮK Bên cạnh công tác nghiên cứu, việc chuyển giao giống cà phê cho người dân, doanh nghiệp được Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chú trọng.

Bình luận mới nhất