| Hotline: 0983.970.780

Rác nhựa sắp nhiều hơn cá trong các đại dương

Thứ Hai 24/01/2022 , 15:23 (GMT+7)

Đến 2025 sẽ có 250 triệu tấn rác nhựa trong các đại dương, và con số này sẽ tăng lên 700 triệu tấn vào năm 2040, bằng trọng lượng của tất cả các loài cá.

Rác nhựa đang là một vấn đề lớn và ngày càng tăng đối với môi trường biển. Ảnh: Hakai Magazine

Rác nhựa đang là một vấn đề lớn và ngày càng tăng đối với môi trường biển. Ảnh: Hakai Magazine

Một báo cáo môi trường vừa được Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại Vương quốc Anh (EIA) công bố tin sốc trên, đồng thời kêu gọi một hiệp ước chống rác nhựa đa phương nhằm ngăn chặn làn sóng ô nhiễm toàn cầu.

“Đến năm 2050, tổng khối lượng rác nhựa sẽ vượt xa trọng lượng của tất cả các loài cá tôm ở mọi đại dương trong những thập kỷ tới”, EIA cho biết.

Theo EIA, "thói nghiện tiêu dùng nhựa nilon" của loài người cùng với việc thất bại trong ngăn chặn loại vật liệu khó phân hủy này đã và đang làm ô nhiễm chuỗi thức ăn, trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người, làm mất đa dạng sinh học, làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu và có nguy cơ "tạo ra những thay đổi môi trường có hại trên quy mô lớn”.

Tom Gammage, nhà vận động đại dương của EIA nói rằng nếu "làn sóng ô nhiễm thủy triều tiếp tục không được kiểm soát", chỉ tính riêng lượng rác nhựa thải ra các đại dương sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040, do hoạt động sản xuất và tiêu dùng nhựa nilon ngày càng tăng. “Đó chính là một chiếc đồng hồ tích tắc chết chóc đang đếm ngược nhanh chóng”, ông Gammage nói.

Trong nhiều năm qua, Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc đã xác định biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm là ba cuộc khủng hoảng môi trường chính. Tuy nhiên EIA lưu ý rằng, đến nay các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc đã không có cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác nhựa, cho dù đã có những thỏa thuận dành riêng để chống biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Tại Hội nghị COP26 vào tháng 10 năm ngoái ở Glasgow, nơi hoàn tất Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, các đại biểu cũng đã đề cập đến vấn nạn ô nhiễm rác nhựa và dự kiến vấn đề này sẽ tiếp tục được nêu ra tại sự kiện môi trường sắp tới ở Nairobi (Kenya) vào tháng Hai để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về một hiệp ước toàn diện và ràng buộc về rác nhựa.

Phải mất hàng trăm năm rác nhựa mới phân hủy hoàn toàn dưới đại dương. Ảnh: Getty

Phải mất hàng trăm năm rác nhựa mới phân hủy hoàn toàn dưới đại dương. Ảnh: Getty

Ông Gammage cho biết: “Những tác động tiêu cực do tình trạng sản xuất bừa bãi  nhựa nguyên sinh và vòng đời của chúng là không thể đảo ngược – đây chính là mối đe dọa đối với nền văn minh nhân loại trong việc duy trì một môi trường sống lành mạnh”.

Cơ quan Điều hướng nhựa toàn cầu của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) cho biết, đã có hơn 150 quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc ký kết một hiệp ước toàn cầu nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác nhựa đại dương.

Trên thực tế, các quốc gia giàu có là những “thủ phạm” lớn nhất khi đề cập đến việc tiêu thụ nhựa. Theo tổ chức Planet Tracker, vào năm 2020 lượng tiêu thụ nhựa công nghiệp trên đầu người của các nước đang phát triển ước tính là 36 kg so với 90 kg ở các nước phát triển.

Mỗi năm, thế giới chứng kiến 13 triệu tấn rác nhựa đổ ra biển. Theo dự báo, khối lượng rác nhựa phủ khắp đại dương sẽ tăng lên gấp đôi sau 10 năm, gấp ba sau 20 năm, và nhiều hơn khối lượng cá biển toàn cầu trong 30 năm nữa.

Một trong những đặc điểm khiến nhựa trở thành ám ảnh của biển cả, đó là tính khó phân hủy. Ở những vùng nước sâu với áp suất lớn, vật liệu nhựa vẫn tồn tại và ước tính chúng sẽ mất từ 400 đến 1.000 năm để phân hủy.

Trong hàng chục năm qua, trên bề mặt các đại dương, rác thải nhựa tạo thành những “hòn đảo rác nhựa gây ô nhiễm lớn”. Cụ thể tại khu vực Great Pacific Garbage Patch ở Thái Bình Dương giáp ranh giữa California và Hawaii, vẫn đang tồn tại một đảo rác nhựa có diện tích khoảng 1,6 triệu cây số vuông, diện tích lớn gấp đôi bang Texas (Mỹ), hoặc gấp ba lần nước Pháp.

Theo các nghiên cứu, rác nhựa không chỉ hủy hoại môi trường tự nhiên mà nó còn  gián tiếp tiêu diệt hàng nghìn loài động thực vật biển và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân loại. Vòng đời của vật liệu nhựa nilon, từ chu trình sản xuất, đến khâu sử dụng và vứt thải đều sản sinh ra các loại khí thải hóa học có thể gây rối loạn hormone và các bệnh ung thư đối với con người.

Ước tính, hàng năm có khoảng một triệu con chim biển và 100.000 con rùa biển cùng vô số các loài động vật có vú đã chết oan sau khi ăn phải rác nhựa trên biển, hoặc bị dính mắc trong các mớ bòng bong rác thải nhựa lênh đênh trên các đại dương. Vào năm 2019, một con cá voi chết trôi dạt vào hòn đảo Mindanao ở Philippines, khi mổ bụng con cá các nhà sinh vật học đã tìm thấy 40 kg rác thải nhựa vẫn còn nguyên chữ và hình sản phẩm của siêu thị.

Ngoài ra rác nhựa cũng đang làm tê liệt các rạn san hô, hành lang bảo vệ trên 150.000 km bờ biển ở hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là tấm lá chắn an toàn cho các cộng đồng ven biển tránh khỏi các loại hình thiên tai.

(CND; The Conversation)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm