| Hotline: 0983.970.780

Rau 'Lá Lành' đổi thay cách trồng rau nông dân đất võ

Thứ Ba 28/12/2021 , 09:30 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Suốt chặng đường 5 năm, Dự án Rau an toàn Bình Định đã làm thay đổi tư duy, cách làm cho người trồng cũng như người sử dụng rau.

Theo ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án Rau an toàn Bình Định, chỉ còn 4 tháng đầu năm 2022 là Dự án Rau an toàn Bình Định sẽ kết thúc sau 5 năm thực hiện.

Tham gia dự án, nông dân Bình Định đã tiếp cận với phương thức sản xuất mới, đảm bảo an toàn thực phẩm trên sản phẩm. Ảnh: Đ.T.

Tham gia dự án, nông dân Bình Định đã tiếp cận với phương thức sản xuất mới, đảm bảo an toàn thực phẩm trên sản phẩm. Ảnh: Đ.T.

Dự án Rau an toàn Bình Định nằm trong khuôn khổ chương trình viện trợ 5 năm của Chính phủ New Zealand, ủy quyền cho Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand và UBND tỉnh Bình Định ký kết văn kiện, được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand với Sở NN-PTNT Bình Định.

Từ năm 2016 đến nay, hoạt động của Dự án Rau an toàn Bình Định đã làm thay đổi tư duy người trồng cũng như người sử dụng rau theo hướng an toàn với mục tiêu cải thiện sự an toàn, bền vững về kinh tế và môi trường của nông dân trồng rau và sự an toàn của người tiêu dùng ở Bình Định.

Dự án Rau an toàn Bình Định được ứng dụng phương thức thực hành tiên tiến trong sản xuất rau, quả, kể cả quá trình thu hoạch nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giữa năm 2019, thương hiệu Rau an toàn Lá Lành chính thức ra mắt tại Bình Định. Phát triển thương hiệu Rau an toàn Lá Lành là một trong những hạng mục chính của Dự án Rau an toàn Bình Định.

Sản phẩm rau an toàn thương hiệu “Lá Lành” được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và trồng theo phương quy trình GAP, đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cao, an toàn.

Dự án Rau an toàn Bình Định đã giúp nâng cao giá trị, thu nhập, mở rộng kênh tiêu thụ bài bản cho người dân. Ảnh: Đ.T.

Dự án Rau an toàn Bình Định đã giúp nâng cao giá trị, thu nhập, mở rộng kênh tiêu thụ bài bản cho người dân. Ảnh: Đ.T.

Theo TS Michael Lay-Yee, Giám đốc Dự án Rau an toàn Bình Định, sự kiện ra mắt rau an toàn thương hiệu “Lá Lành” là thành công lớn trong phương pháp thực hành tốt trong sản xuất rau đảm bảo chất lượng và phát triển thương hiệu.

“Phát triển rau an toàn thương hiệu “Lá Lành” là nỗ lực rất lớn của nhiều thành phần tham gia khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học, phát triển thị trường của Bình Định và New Zealand. Đây thực sự là một quá trình hợp tác hết sức độc đáo giữa các bên liên quan”, TS Michael Lay-Yee nói.

Trong 5 năm qua, đã có hơn 2.000 nông dân thuộc 40 nhóm cùng sở thích tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh tham gia sản xuất rau, củ theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm Rau an toàn nhãn hiệu “Lá Lành” được bày bán tại các hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC; nhiều cửa hàng tiện lợi tại Thành phố Quy Nhơn, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài ra, rau “Lá Lành” còn có mặt tại các điểm bán lẻ, khách sạn, nhà hàng, trường học, một số sạp rau củ chọn lọc ở chợ và các kênh bán hàng trực tuyến. Từ dự án, nông dân Bình Định đã mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, nâng cao thu nhập, cung cấp thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Sản phẩm rau an toàn nhãn hiệu 'Lá Lành' chuẩn bị ra thị trường. Ảnh: Đ.T.

Sản phẩm rau an toàn nhãn hiệu “Lá Lành” chuẩn bị ra thị trường. Ảnh: Đ.T.

Đặc biệt, nông dân tham gia sản xuất rau an toàn đã thay đổi nhận thức trong chuyển đổi phương thức sản xuất để bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất và môi trường sống xung quanh.

“Phương pháp sản xuất mà các hộ nông dân Bình Định đang áp dụng để trồng Rau an toàn Lá Lành phù hợp với điều kiện địa phương, khâu sơ chế sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm”, theo TS Michael Lay-Yee.

“Dự án Rau an toàn Bình Định đã sắp kết thúc. Thế nhưng chuỗi sản xuất an toàn đã được hình thành trong thời gian qua sẽ còn tiếp tục được nông dân Bình Định thực hiện. Từ dự án, việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau an toàn Lá Lành tại Bình Định sẽ vẫn tiếp tục và ngày càng mở rộng, góp phần cải thiện thu nhập và bảo đảm an toàn cho nông dân tham gia sản xuất, các đơn vị vận hành sau thu hoạch cũng như người tiêu dùng.

Khi năng suất được tăng cao, sản phẩm Rau an toàn Lá Lành sẽ từng bước phủ kín thị trường cả nước, mở ra tiềm năng xuất khẩu trong tương lai”, ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án Rau an toàn Bình Định kỳ vọng.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.