| Hotline: 0983.970.780

Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa

Thứ Sáu 12/04/2024 , 14:56 (GMT+7)

Aigamorobo được Công ty New Green của Nhật Bản giới thiệu có khả năng diệt cỏ, đẩy lùi ốc bươu vàng không cần thuốc hóa học, không sử dụng pin, thân thiện với môi trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và một số đơn vị của Bộ NN-PTNT làm việc với Công ty New Green, Nhật Bản. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và một số đơn vị của Bộ NN-PTNT làm việc với Công ty New Green, Nhật Bản. Ảnh: Tùng Đinh.

Chiều 12/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng một số lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT có buổi làm việc với các chuyên gia của Công ty Nông nghiệp New Green, Nhật Bản. Nội dung trao đổi về khả năng ứng dụng loại robot diệt cỏ trên ruộng lúa không sử dụng hóa chất có tên là Aigamorobo.

Giới thiệu về sản phẩm của New Green, ông Tetsuya Nakamura, người sáng tạo ra Aigamorobo cho biết, robot này tự động chạy trên các ruộng lúa, khuấy nước và nâng bùn lên để chắn ánh sáng mặt trời từ đó ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại trong nước mà không dùng đến thuốc diệt cỏ.

Ngoài ra, robot này còn có khả năng đẩy lùi ốc bươu vàng, kích thích sự phát triển của lúa, giảm lượng khí thải metan trong ruộng bằng cách sục không khí. Một thí nghiệm của trường đại học tại Nhật Bản cho thấy, lượng khí metan phát thải từ ruộng lúa giảm được 50% ở các mảnh ruộng sử dụng loại robot này.

Theo ông Nakamura: “Loại robot này có thể giúp giảm thiểu lượng khí thải trong các ruộng lúa nhằm hướng đến mục tiêu 1 triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp của Bộ NN-PTNT”.

Trước các thông tin này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, đây là sản phẩm rất phù hợp với tình trạng thiếu nhân lực trong nông nghiệp hiện nay, bên cạnh đó là xu hướng giảm phát thải trong sản xuất.

“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bạn để thử nghiệm ứng dụng loại robot này, nhất là đưa vào đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại ĐSBCL”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nói Việt Nam đang tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ và đó cũng là lĩnh vực New Green nghiên cứu nên có thể mở rộng hợp tác thêm.

Robot Aigamorobo làm việc trên ruộng lúa. Ảnh: New Green.

Robot Aigamorobo làm việc trên ruộng lúa. Ảnh: New Green.

Về các cơ quan chuyên môn, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) cho rằng, những thông tin về Aigamorobo rất hấp dẫn và đúng vào 2 vấn đề của sản xuất lúa tại Việt Nam là cỏ dại và ốc bươu vàng, vốn đang được giải quyết chủ yếu bằng các loại thuốc. “Điều đó đồng nghĩa với những thách thức về dư lượng hóa học và phát thải ra môi trường”, ông Lê Quốc Thanh trao đổi với phía Nhật Bản.

Theo ông Lê Quốc Thanh, nguyên lý hoạt động của robot này tương tự cách làm cỏ sục bùn truyền thống trước đây của Việt Nam nhưng được thực hiện bằng công nghệ hiện đại hơn. Do đó, TTKNQG mong muốn có thể được thử nghiệm loại robot này trên cánh đồng Việt Nam và đưa ra những đánh giá về hiệu quả của nó với đồng đất Việt Nam.

Liên quan vấn đề giảm phát thải, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho rằng, sản phẩm này rất phù hợp với đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cũng đề xuất, New Green cần làm việc với các tổ chức có chức năng để công nhận khả năng giảm phát thải trên ruộng lúa của robot này.

Theo phía New Green, tại Nhật Bản, hiệu quả của robot được xác định vượt trên 70%, đến nay đã có 500 robot được bán ra thị trường và nhận được sự đánh giá cao từ các Bộ trưởng Nông nghiệp các nước G7. Tại Việt Nam, nhóm chuyên gia của New Green đã giới thiệu robot đến các trường đại học, HTX nông nghiệp và tập đoàn nông nghiệp từ tháng 9/2023.

Vào tháng 1 vừa qua, nhóm chuyên gia của New Green đã đi thăm các khu vực sản xuất lúa tại ĐBSCL, TP.HCM và Hà Nội nhằm quan sát tình hình kinh doanh tại Việt Nam, tìm môi trường để giới thiệu loại robot với tính năng diệt cỏ không dùng hoá chất này.

Nhóm chuyên gia của New Green cũng cho biết đã gặp gỡ và trao đổi với Học viện Nông nghiệp và nhận được sự quan tâm của trường. Ngoài Học viện Nông nghiệp, phía New Green cũng muốn trao đổi, hợp tác thêm với nhiều đơn vị có nghiên cứu về lúa của Việt Nam.

Xem thêm
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm