| Hotline: 0983.970.780

San hô là động hay thực vật?

Thứ Tư 12/08/2009 , 10:12 (GMT+7)

San hô là thực vật hay động vật? Xin GS cho biết và giải thích kĩ càng.

* Tại thành phố Hồ Chí Minh có một con đường lớn mang tên Lê Văn Sỹ. Tôi thấy trong lịch sử không có ai nổi tiếng mang tên này. Xin cho biết ông là ai?

Trương Thị Hồng Hạnh, Đức Hòa, Long An

Theo Bách khoa thư mở Wikipedia thì Lê Văn Sĩ (1910-1948), còn được viết là Lê Văn Sỹ, là một liệt sĩ Việt Nam. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đã từng là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn một thời gian ngắn trước khi hy sinh vào năm 1948. Ông tên thật là Võ Sĩ (hay Võ Sỹ), sinh năm 1910, quê ở thôn Minh Tân, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tích cực hoạt động phát triển Hội ở quê nhà.

Tháng 10 năm 1929, ông bị bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi, rồi đưa đi Quy Nhơn, Kon Tum. Tháng 10 năm 1931, được trả tự do, ông vẫn hoạt động lại như trước, và lại bị bắt trong năm 1932, rồi bị đày lên Lao Bảo, rồi ra Côn Đảo một lượt với Võ Thúc Đồng, Hà Thế Hạnh vào tháng 6 năm 1935. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được đón từ Côn Đảo về, hoạt động ở miền Nam trong Xứ ủy Nam Bộ, làm Xứ uỷ viên. Đầu tháng 12 năm 1945 ông được Xứ ủy chỉ định làm Chính ủy Khu 8. Khi quân Pháp chiếm thị xã Sa Đéc, ông theo lực lượng xuống Khu 9. Ít lâu sau ông ra miền Trung rồi cùng Quảng Trọng Linh ra Hà Nội khoảng cuối năm 1946. Đầu năm 1947, ông cùng đồng chí Lê Duẩn trở vào Nam, khoảng tháng 5, ông được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 10 năm 1948, trong một cuộc càn quét lớn của quân Pháp vào vùng Láng Le, Vườn Thơm (nay thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), ông hy sinh tại đấy, hưởng dương 38 tuổi. Tên của ông được đặt cho một con đường chính và một cây cầu ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

* San hô là thực vật hay động vật?

Đào Kim Oanh, Thăng Bình, Quảng Nam

Tiểu ban San hô của Dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đánh giá san hô Việt Nam có tính đa dạng về thành phần loài thuộc diện cao nhất thế giới. Các nhà khoa học đã điều tra thấy Việt Nam có khoảng 1.222km2 rạn san hô, phân bố suốt từ ven biển từ Bắc tới Nam. Nhiều nhất ở miền Trung và miền Nam. Đã xác định được khoảng 400 loài. Tại Việt Nam có tới 90% các loài san hô cứng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

San hô là danh từ Hán Việt chỉ một lớp động vật không xương sống tên khoa học là Anthozoa, người Nhật gọi là Hoa Trùng, Pháp gọi là Anthozoaires, Anh gọi là Corals hay Sea anemones, Đức gọi là Blumentiere. 

Theo TS. Võ Sĩ Tuấn, Viện phó Viện Hải dương học Việt Nam, chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Những cây san hô được bày bán khắp các trung tâm du lịch biển Hạ Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... với sự phong phú về chủng loại, màu sắc. Thật là nghịch lý, ở Nha Trang, khi các nhà khoa học của Viện Hải dương học đang ngày đêm nghiên cứu vai trò của san hô với sinh thái biển, tìm cách bảo vệ nó thì ngay trước cổng Viện, các cửa hàng bày bán la liệt san hô.

Những người bán mặt hàng này ở Nha Trang cho biết, họ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại chỗ, mà còn cung cấp cho các nhà buôn san hô mỹ nghệ ở TP Hồ Chí Minh và cả để xuất khẩu. Một số khu bảo tồn thiên nhiên biển như: Hò Mun (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh Thuận), dân khai thác san hô cũng đột nhập vào. San hô nguyên vẹn thì làm đồ mỹ nghệ, san hô nát thì làm nguyên liệu cho các lò nung vôi, xây đầm nuôi tôm. Ông Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết, riêng ở vùng biển Vạn Ninh đã có ít nhất 300 người khai thác san hô chuyên nghiệp. Nhiều nhà máy xi măng chủ yếu hoạt động nhờ vào nguồn san hô. Nguy hại nhất là cách khai thác san hô, đánh bắt thủy sản bằng mìn. Các nhà hải dương học cho biết, khi đã dính mìn thì rạn san hô nào cũng tan tành. Tiếc thay chuyện này thường xuyên xảy ra trên các vùng biển nước ta.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.