| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP Nam Định 'lên ngôi'

Thứ Sáu 27/11/2020 , 08:35 (GMT+7)

Thời gian qua, Nam Định tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đến nay toàn tỉnh đã có 146 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 3 - 4 sao.

Hiện Công ty CP Muối và Thương mại Nam Định đã có 5 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 4 sao. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện Công ty CP Muối và Thương mại Nam Định đã có 5 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 4 sao. Ảnh: Mai Chiến.

Là 1 trong những đơn vị có 3 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 4 sao, bà Trần Thị Bình - Giám đốc Công ty CP Muối và Thương mại Nam Định không giấu nổi niềm vui.

Bà Bình cho hay, Công ty chuyên sản xuất muối sạch theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, Công ty đang sở hữu 11 sản phẩm, trong đó có 5 sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 4 sao. Đặc biệt, có 1 sản phẩm đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản từ năm 2017, đó là muối xuất khẩu Nhật Bản NADISALT. Theo tính toán, mỗi năm Công ty xuất bán sang thị trường Nhật Bản trên 100 tấn muối.

“Hiện nay các sản phẩm muối của Công ty đã có mặt ở các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện tích ở các tỉnh trong cả nước, song chủ yếu vẫn là Hà Nội và Nam Định. Sản phẩm muối được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng”, bà Bình thổ lộ và cho biết thêm, các sản phẩm muối của Công ty khi được công nhận là sản phẩm OCOP càng khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Nam Định bộc bạch, năm nay là năm thứ 2, Nam Định triển khai OCOP. Thời gian đầu, tất cả các huyện, thành phố rất tích cực chỉ đạo, rà soát các cơ sở sản xuất (doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất…) để cho các cơ sở nắm bắt được chương trình.

Phải nói rằng, Nam Định đã tham gia chương trình một cách quyết liệt, cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở cùng vào cuộc để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Nhờ vậy, đến nay toàn tỉnh đã có 146 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 3 - 4 sao (gồm 28 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 118 là sản phẩm đạt hạng 3 sao). Trong đó, sản phẩm gạo sạch Toản Xuân có tiềm năng tương đương với 5 sao, sản phẩm này đang được hoàn thiện và nâng cấp lên. 

Gạo sạch Hương Cốm của Công ty Cường Tân vừa được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao vào cuối tháng 10/2020. Ảnh: Mai Chiến.

Gạo sạch Hương Cốm của Công ty Cường Tân vừa được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao vào cuối tháng 10/2020. Ảnh: Mai Chiến.

Thăm dò ý kiến: Theo bạn sản phẩm muối sạch Nadisalt Nam Định đạt mấy sao?

Mục tiêu ban đầu, Nam Định dự kiến đến hết năm 2020 sẽ cán mốc 100 sản phẩm OCOP. Song, hiện tại Nam Định đã vượt cao so với kế hoạch ban đầu. Do đó, Nam Định được Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá cao và xếp vào tốp 10 tỉnh tiêu biểu trong triển khai chương trình OCOP.

“Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có nhiều thay đổi về nhận thức, nhất là vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP đối với việc phát triển sản phẩm và chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Vì vậy đã tích cực hưởng ứng tham gia chương trình”, ông Hữu nói.

Theo ông Hữu, tất cả các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP đều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp; thông tin sản phẩm, địa chỉ rõ ràng và được bán rộng rãi trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Ông Hữu cho biết thêm, tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP từ sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để các địa phương hỗ trợ cho các chủ thể khai thác, nâng cấp các sản phẩm cao hơn nữa.

“Các sản phẩm OCOP khá đa dạng trên các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, thực phẩm, nông sản, thủy sản…, song nhóm sản phẩm thực phẩm chiếm nhiều nhất. Ngoài ra, còn có các sản phẩm thuộc nhóm du lịch; đặc biệt có sản phẩm cây xanh, cây cảnh, mang đậm nét làng nghề cây cảnh xã Nam Điền có tuổi đời 700 năm”, ông Hữu thổ lộ.

Theo Sở NN-PTNT Nam Định, thông qua Chương trình OCOP, các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã bao bì sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 sản phẩm OCOP đã được xuất ngoại, gồm: Muối xuất khẩu Nhật Bản NADISALT 4 sao của Công ty cổ phần muối và thương mại Nam Định; kẹo sìu châu 3 sao của Công ty Kim Thành Hoa, ngao Lenger 4 sao của Công ty thủy sản Lenger Việt Nam; tép moi 4 sao của Công ty hải sản Hùng Vương và gạo sạch Toản Xuân 4 sao của Công ty Toản Xuân.

Có được thành công bước đầu này là nhờ công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên website Chương trình OCOP của tỉnh; thực hiện truyền thông và xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm OCOP; tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử; tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh với các điểm bán hàng OCOP trên cả nước...

Dự kiến, đến hết năm 2020, Nam Định có khoảng 10 cửa hàng nằm trong chuỗi bán các sản phẩm OCOP do Hiệp hội Nông nghiệp sạch tỉnh Nam Định quản lý.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.