| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp thông minh, hướng đi cần thiết trước biến đổi khí hậu

Thứ Ba 21/07/2020 , 14:01 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu không chỉ giúp người dân tiết kiệm được chi phí sản xuất mà hiệu quả kinh tế cũng tăng lên đáng kể.

Mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

Mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

Tại Quảng Nam, được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), vào tháng 11/2018, Sở NN-PTNT tỉnh này đã phê duyệt Kế hoạch dự toán và nhân rộng mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA).

Dự án thành phần tỉnh Nam có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là “Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” (CSA). Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững thông qua giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, dự án còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính thông qua giảm phân, thuốc BVTV, tưới nước hợp lý; thích ứng, giảm nhẹ tác động xấu của điều kiện biến đổi khí hậu thông qua chọn thời vụ an toàn cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi để tăng sức đề kháng của cây trồng…

Trước đó, Hợp phần 3 của Dự án WB7 tỉnh Quảng Nam trong năm 2017 và đầu năm 2018 đã triển khai xây dựng 5 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các thực hành CSA: 3 mô hình CSA cánh đồng luân canh lúa – màu trên hệ thống canh tác đất lúa với diện tích 100ha ở các huyện Thăng Bình, Quế Sơn và Đại Lộc; 2 mô hình CSA cánh đồng lớn sản xuất rau, màu áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm trên hệ thống canh tác đất cây trồng cạn trên diện tích 80ha ở các huyện Phú Ninh và Đại Lộc.

Các mô hình sản xuất nói trên được áp dụng các kỹ thuật 1 phải, 5 giảm: Sử dụng hạt giống xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng giống gieo sạ 60 – 70kg bằng hình thức sạ hàng; bón phân hợp lý dựa trên việc điều tiết lượng phân đạm theo bảng so màu lá và điều tra phân tích hệ sinh thái hàng tuần để quyết định bón phân và biện pháp quản lý dịch hại.

Cùng với đó, mô hình còn sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm theo kỹ thuật ướt khô xen kẽ; ứng dụng cơ giới hóa trong nhiều công đoạn sản xuất; xử lý gốc cây trồng sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón hữu cơ nhằm tận dụng triệt để, tăng hiệu quả sản xuất.

Song song với đó, Dự án cũng đã tổ chức được 50 lớp tập huấn với 1.500 người dân tham gia và 20 hội thảo đầu bờ để tuyên truyền, phổ biến kiến thức CSA, đào tạo các thực hành và hỗ trợ mở rộng ứng dụng các thực hành CSA bền vững cho người dân vùng dự án.

Với những gì mà dự án đã triển khai thì kết quả mang lại bước đầu như mong đợi. Cây lúa thâm canh theo mô hình CSA giảm được lượng giống gieo sạ, phát triển khỏe, giảm chi phí sản xuất, công chăm sóc.

Mức độ sâu bệnh ở ruộng mô hình ít nghiêm trọng hơn, số lần phun thuốc giảm xuống 3 - 4 lần so với diện tích ngoài mô hình. Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp tưới ướt khô xem kẽ đã cắt giảm được 3 lần tưới, tiết kiệm lượng nước đáng kể.

Mô hình cũng đưa lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng sản xuất đại trà. Theo đó, năng suất trung bình của các mô hình CSA cao hơn từ 2 – 10 tạ/ha và lợi nhuận cũng cao hơn 6 – 9 triệu đồng/ha do giảm được chi phí 2 triệu đồng/ha từ giống, phân bón, thuốc BVTV và giá bán sản phẩm cao hơn nhờ việc liên kết sản xuất.

Với cây màu, 2 mô hình CSA đã triển khai cho thấy, các tác động tích cực của việc bón phân cân đối đến hệ sinh thái đồng ruộng nên tình hình và mức độ xuất hiện sâu bệnh ít hơn, số lần phun thuốc giảm xuống từ 2-3 lần so với diện tích ngoài mô hình. Lợi nhuận kinh tế ở ruộng mô hình cũng cao hơn ruộng sản xuất đại trà từ 8-12 triệu đồng/ha do giảm được chi phí phân bón và thuốc BVTV.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.