| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất thích ứng với lũ

Thứ Ba 01/10/2013 , 10:03 (GMT+7)

Không ít hộ dân ở huyện Phung Hiệp chủ động bỏ lúa thu đông chuyển sang nuôi cá ruộng nhằm tránh rủi ro thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trước nguy cơ ngập úng đe dọa trong mùa mưa lũ nên không ít hộ dân ở huyện Phung Hiệp (Hậu Giang) đã chủ động chọn giải pháp canh tác hợp lý hơn: Bỏ lúa thu đông chuyển sang nuôi cá ruộng nhằm tránh rủi ro thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngay từ đầu vụ, không ít hộ đã chủ động chọn giải pháp an toàn là ngưng xuống giống nhằm duy trì nguồn vốn tái SX cho vụ lúa đông xuân kế tiếp. Tuy nhiên, thay vì bỏ đất trống, những hộ ở nơi trũng thấp đã chủ động chọn giải pháp SX thích ứng trong mùa mưa lũ bằng cách thả nuôi cá ruộng.

Cả chục năm qua, hộ ông Thiều Thanh Giang, ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng đã tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình từ mô hình nuôi cá trên nền đất ruộng.


Nhiều hộ đã bỏ lúa thu đông chuyển sang mô hình nuôi cá ruộng nhằm thích ứng với lũ

Theo đó, sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, ông Giang bắt đầu mua cá giống về thả nuôi trong khu vực bờ bao rộng 1,3 ha ruộng phía sau nhà. Đến thời điểm bơm nước gieo sạ lúa đông xuân, cũng chính là lúc ông thu gom cá xuất bán cho thương lái.

Năm 2012 vừa qua, tuy thả nuôi với mật độ thưa, chỉ 10 kg cá giống như mè hoa, chép… trên diện tích 1,3 ha nhưng ông thu hoạch được gần 500 kg cá thương phẩm các loại. Trừ các khoản chi phí con giống, công chăm sóc, quản lý bờ bao không để cá thất thoát ra ngoài, ông thu về số tiền lời hơn 7 triệu đồng.

Ông Giang khẳng định: “Nuôi cá ruộng “lợi cả đôi bề”. Vừa tránh được cảnh chật vật thu hoạch lúa thu đông chạy lũ, vừa giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Chưa kể là mặt ruộng còn được lưu tồn một lượng dinh dưỡng cần thiết do chất bã phân hủy tạo ra, góp phần tiết giảm chi phí phân bón cho vụ lúa tiếp theo”.

Giải pháp nuôi cá luân canh trên ruộng lúa, giảm một vụ lúa/năm cũng được hộ ông Nguyễn Văn Luốl, ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng vận dụng khá thành công trong vài năm trở lại đây. Bước đầu ông thả nuôi thử nghiệm trong khu vực bờ bao 1 ha.

Thấy hiệu quả, vụ thu đông năm nay, ông Luốl đã mở rộng ra hết toàn bộ diện tích 3 ha đất lúa sau nhà với việc thả nuôi gần 40 kg cá giống các loại. Hiện cá đang phát triển rất tốt, hứa hẹn sẽ mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng.

Theo ông Luốl, phần đất của gia đình vốn nằm ở khu vực vùng trũng nên đồng ruộng thường xuyên bị ngập sâu, đặc biệt là vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão trong các tháng 8, 9.

Từ đó, không những làm cho quá trình đẻ nhánh, trổ bông bị hạn chế mà còn làm cho ruộng lúa dễ bị đỗ ngã khi chín. Kéo theo năng suất thấp, lợi nhuận ít, thậm chí thua lỗ vì chi phí đầu tư SX, thu hoạch cao, còn giá lúa bán ra rẻ mạt. Trong khi nuôi cá ruộng không đòi hỏi công sức, vốn đầu tư nhiều mà có gặp lũ lớn cũng có thể giữ được bằng cách vây lưới.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự ước tính, năm nay toàn huyện giảm gần 500 ha lúa thu đông, trong đó có khoảng 400 ha ở các xã vùng trũng như: Hiệp Hưng, Phương Phú, Hòa An, Phương Bình… được người dân chuyển sang nuôi cá ruộng nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình trong suốt thời gian nhàn rỗi của mùa nước nổi.

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).