| Hotline: 0983.970.780

Sau phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam: Ô nhiễm kênh Sông Sào được xử lý

Thứ Năm 29/06/2023 , 08:15 (GMT+7)

NGHỆ AN Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam có các bài viết phản ánh, tình trạng ô nhiễm môi trường ở kênh Sông Sào (Nghệ An) đã được khắc phục, cải thiện.

Báo Nông nghiệp Việt Nam số 92 ra ngày 9/5/2023 đã đăng bài: "Gửi về Nghệ An: Ô nhiễm khủng khiếp kênh Sông Sào" phản ánh trên toàn bộ tuyến kênh Sông Sào dài cả trăm cây số đã bị rảc thải của người dân tấp đầy. Không những chỉ có rác, mà xác chết của động vật nuôi cũng bị người dân tống khứ xuống lòng kênh.

Nhà máy xử lý chất thải huyện Nghĩa Đàn mở cửa hoạt động, hàng ngày tiếp nhận hơn 50 tấn rác thải của dân. Ảnh: Hồ Quang.

Nhà máy xử lý chất thải huyện Nghĩa Đàn mở cửa hoạt động, hàng ngày tiếp nhận hơn 50 tấn rác thải của dân. Ảnh: Hồ Quang.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phủ Quỳ là đơn vị quản lý hệ thống công trình từ đầu mối đến các tuyến kênh mương Sông Sào đã phải vô cùng vất vả, ngày đêm túc trực vét rác dẫn dòng phục vụ tưới tiêu hàng ngàn ha lúa cho nông dân huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Qúa trình làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm nặng, nhiều cán bộ công nhân đã phải ngụp lặn xuống cả lòng kênh mới có thể kéo xác động vật chết lên được, khi trở về do ám ảnh mùi hôi thối trên kênh nên đã không thể nào ăn uống được...

Cùng chung chủ đề về ô nhiễm này, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 105 ra ngày 26/5/2023 tiếp tục đăng bài: "Rác tắc cống, chính quyền tắc trách, người dân khổ". Ngoài việc tăng cường, nhấn mạnh ô nhiễm trên kênh Sông Sào là không thể nào chấp nhận được, Báo còn phản ánh sự tắc trách của chính quyền địa phương, để đến nỗi rác thải ô nhiễm môi trường đã bao trùm khắp thôn xóm ở huyện Nghĩa Đàn.

Nguyên nhân dẫn tới kênh Sông Sào bị bức tử, làng quê bị ô nhiễm nặng nề là do Nhà máy xử lý chất thải huyện Nghĩa Đàn đóng cửa kể từ đầu năm 2023. 

Đập Sông Sào là nguồn cung nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Ảnh: Hồ Quang.

Đập Sông Sào là nguồn cung nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa. Ảnh: Hồ Quang.

Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải huyện Nghĩa Đàn, ông Phan Văn Ngân trả lời Báo Nông nghiệp Việt Nam: "Biết rằng Nhà máy xử lý chất thải đóng cửa sẽ gây nên nhiều hệ lụy. Thế nhưng do UBND huyện Nghĩa Đàn nợ chúng tôi 8 tỷ đồng nên nhà máy không còn vốn hoạt động, không có tiền lương trả cho công nhân, máy móc thiếu tiền mua nhiên liệu, tiền điện không có đóng.

Việc này Nhà máy cũng đã có nhiều công văn, đơn thư gửi đi các cơ quan chức trách từ tỉnh đến huyện. Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã về Nhà máy kiểm tra, nhưng vẫn không giải quyết được nguồn vốn nợ. Thế nên buộc Nhà máy chúng tôi phải đóng cửa kể từ đầu tháng 1/2023".

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam có các bài báo phản ánh thực trạng trên, dư luận càng thêm bức xúc đòi hỏi chính quyền địa phương và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc ngay để giải quyết các vấn đề mà báo chí đã phản ánh.

Tiếp xúc với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn, ông Võ Tiến Sĩ điềm đạm: "Trước hết chúng tôi xin cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường đã tồn tại trên địa bàn. 

Kênh Sông Sào không còn cảnh bị tắc nghẽn, dòng nước hiền hòa ngày đêm cung cấp đủ nhu cầu cho những cánh đồng xanh mướt mát. Ảnh: Hồ Quang.

Kênh Sông Sào không còn cảnh bị tắc nghẽn, dòng nước hiền hòa ngày đêm cung cấp đủ nhu cầu cho những cánh đồng xanh mướt mát. Ảnh: Hồ Quang.

Đặc biệt là rác thải, xác chết động vật nuôi mà các gia đình đã tuồn bỏ xuống kênh Sông Sào. Kênh mương dẫn nước Sông Sào thực sự đem đến nhiều hiệu quả cho nông dân trong huyện, thế nên lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các xã tích cực làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tuyệt đối không để người dân xả bỏ rác thải và động vật nuôi đã chết xuống lòng kênh". 

Cũng theo ông Sĩ, đối với Nhà máy xử lý chất thải, việc nợ nần là do tồn đọng từ nhiều năm để lại. Sau sự việc Báo nêu, lãnh đạo UBND huyện cũng đã làm việc với lãnh đạo Nhà máy, trước mắt trong mọi sự cố gắng, huyện đã chuyển trả Nhà máy 2 tỷ đồng để yêu cầu Nhà máy mở cửa tiếp tục xử lý rác thải cho dân. Số nợ còn lại huyện sẽ có kế hoạch chi trả hết cho Nhà máy theo lộ trình. Và kể từ tháng 6/2023 trở đi, thay vì trước đây huyện đã ký hợp đồng xử lý rác thải với Nhà máy thì nay Nhà máy phải ký hợp đồng trực tiếp với UBND các xã.

“Sau sự việc Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy xử lý rác thải đóng cửa, đến tháng 6/2023, UBND huyện Nghĩa Đàn đã chuyển trả cho đơn vị chúng tôi 2 tỷ đồng, số tiền này bước đầu chúng tôi đã chi trả nợ tiền điện, khắc phục các sự cố về máy móc thiết bị và đã tập trung công nhân đến làm việc.

Nhờ có nước kênh Sông Sào phục vụ kịp thời, bà con nông dân huyện Nghĩa Đàn hồ hởi xuống đồng cấy lúa vụ hè thu - mùa. Ảnh: HQ.

Nhờ có nước kênh Sông Sào phục vụ kịp thời, bà con nông dân huyện Nghĩa Đàn hồ hởi xuống đồng cấy lúa vụ hè thu - mùa. Ảnh: HQ.

Hiện Nhà máy đã tiếp nhận tất cả các chất thải của nhân dân trong huyện để xử lý kể từ trung tuần tháng 6/2023. Và cũng kể từ tháng 6/2023, đơn vị chúng tôi đã ký hợp đồng xử lý rác thải với tất cả UBND các xã trong toàn huyện”, ông Phan Văn Ngân xác nhận.

Qua kiểm tra thực tế về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, chúng tôi thấy đến nay tất cả các thôn xóm, bản làng đã không còn tình trạng rác thải bừa bãi trên các con đường. Cảnh quê trở lại thanh bình, giao thông nông thôn phong quang sạch sẽ.

Đối với hệ thống kênh mương Sông Sào, tất cả đội ngũ cán bộ công nhân làm nhiệm vụ dẫn dòng phục vụ tưới tiêu ai cũng phấn khởi, bởi tình trạng rác thải xuống kênh đã được giảm thiểu.

Kênh Sông Sào không còn cảnh rác thải của dân đổ xuống nên việc dẫn dòng phục vụ tưới của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phủ Quỳ đã đỡ vất vả hơn nhiều. Ảnh: Hồ Quang.

Kênh Sông Sào không còn cảnh rác thải của dân đổ xuống nên việc dẫn dòng phục vụ tưới của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phủ Quỳ đã đỡ vất vả hơn nhiều. Ảnh: Hồ Quang.

 Anh Phan Hữu Đồng, Hồ Sang, Mai Minh Hảo ở Trạm Quản lý thủy nông Kênh Đông và Kênh Giữa (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phủ Quỳ) cho biết: Nhờ Báo Nông nghiệp Việt Nam phán ánh kịp thời nên tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn nay đã được các cấp chính quyền giải quyết.

Nhà máy xử lý chất thải của huyện đã mở cửa hoạt động trở lại. Thôn xóm bản làng trong các xã đã mở nhiều đợt tuyên truyền, kêu gọi mọi người dân tuyệt đối không được xả rác thải cũng như xác chết động vật nuôi xuống kênh mương. Kênh Sông Sào không còn cảnh bị tắc nghẽn, dòng nước hiền hòa đã ngày đêm cung cấp đủ nhu cầu cho những cánh đồng xanh mướt mát.                           

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.